Những phát biểu này của ông được đưa ra trước các cựu chiến binh Chiến tranh Thế giới thứ hai tại St. Petersburg, diễn ra chỉ vài ngày sau khi ông công bố cuộc cải tổ hệ thống chính trị quy mô, dẫn tới việc ông Dmitry Medvedev từ chức thủ tướng và giải tán chính phủ.
Trong một động thái bất ngờ, ông Putin đã chọn Mikhail Mishustin, nhân vật ít được biết đến, đứng đầu cơ quan thuế của Nga, trở thành thủ tướng kế nhiệm của đất nước. Người dân Nga hiện đang chờ để biết xem những bộ trưởng nào sẽ tiếp tục chức vụ trong chính phủ mới.
Những thay đổi của Putin, vốn sẽ sửa đổi hiến pháp để tạo ra các trung tâm quyền lực mới ngoài vị trí tổng thống, được báo chí phương Tây cho là trao cho nhà lãnh đạo 67 tuổi khoảng không để gia hạn sự nắm quyền khi ông rời chức tổng thống năm 2024. Ông Putin đã giữ chức tổng thống hoặc thủ tướng trên chính trường Nga trong 2 thập niên.
Những tiếng nói phê bình cáo buộc Putin, một cựu sỹ quan KGB, đang lên kế hoạch giữ lại chút quyền lực sau khi nhiệm kỳ khép lại. Họ ngờ rằng ông muốn tiếp tục nắm quyền tại quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới, đồng thời là 1 trong 2 siêu cường hạt nhân hàng đầu.
Trong các phát biểu hôm 18/1, Putin, vốn khẳng định ông muốn giới hạn các tổng thống tương lai trong 2 nhiệm kỳ nắm quyền, dù hiện đang đảm nhiệm nhiệm kỳ thứ tư, đã bác bỏ suy nghĩ về các tổng thống Nga trọn đời.
Trước câu hỏi của một cựu chiến binh nhân dịp kỷ niệm 77 năm phá vỡ cuộc bao vây Leningrad, rằng liệu đã đến lúc bỏ các giới hạn về nhiệm kỳ dành cho các tổng thống hay chăng, Putin nói: “Về các điều khoản tại nhiệm tôi hiểu rằng mối quan ngại liên quan gắn với nhiều người sở hữu những lo lắng về tình hình ổn định xã hội, nhà nước, trong và ngoài nước”.
“Nhưng sẽ rất đáng lo ngại nếu trở lại tình hình chúng ta từng có vào những năm giữa thập niên 80, khi các nguyên thủ lần lượt nắm quyền cho tới ngày cuối đời và rời nhiệm mà không bảo đảm được những điều kiện cần thiết để chuyển giao quyền lực. Vì thế rất cảm ơn, nhưng tôi nghĩ tốt hơn hết là không quay về tình hình đó”.