1. Thủ tướng dự Hội nghị Cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế
Sau hơn 20 năm thành lập, Ủy hội sông Mekong đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy hợp tác lưu vực như xây dựng các quy chế sử dụng nước, quản lý môi trường, nghề cá, liên kết giao thông thủy, mở rộng hợp tác với các đối tác trong và ngoài khu vực.
Việc Việt Nam tham dự hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế lần thứ ba khẳng định sự quan tâm và cam kết của Việt Nam đối với hợp tác trong khuôn khổ Ủy hội sông Mekong trên tinh thần hiệp định Mekong 1995, góp phần tăng cường vai trò của Ủy hội cũng như sự đoàn kết, hợp tác giữa các nước thành viên vì lợi ích chung.
2. Thành lập Tổ công tác về kiểm tra công vụ
4 Tổ phó gồm: Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Thành; Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu; Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh.
Các thành viên gồm: Vụ trưởng Vụ Tổ chức hành chính nhà nước và Công vụ, Văn phòng Chính phủ Hoàng Thị Ngân; Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Thanh tra Chính phủ Hoàng Thái Dương; Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự - hành chính, Bộ Tư pháp Nguyễn Thị Hạnh; Chánh Thanh tra, Bộ Nội vụ Nguyễn Hữu Tuấn; Vụ trưởng Vụ Công chức - Viên chức, Bộ Nội vụ Trương Hải Long - thư ký Tổ công tác.
Tổ công tác có nhiệm vụ tham mưu, giúp Thủ tướng Chính phủ kiểm tra việc chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật của cơ quan, tổ chức và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt động công vụ tại các bộ, ngành, địa phương; kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xử lý các vi phạm trong hoạt động công vụ tại các Bộ, ngành, địa phương.
3. Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 3/2018
Phát biểu khai mạc phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, sau 1/4 chặng đường của năm 2018, kinh tế - xã hội quý I tiếp tục tăng trưởng thuận lợi trên các lĩnh vực. GDP quý I-2018 cao nhất trong 10 năm qua, đạt 7,38%.
Cũng tại phiên họp, Chính phủ thảo luận về một số dự án Luật là: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng; Luật Nhà ở; Luật Quy hoạch đô thị; Luật Kinh doanh bất động sản; Luật sửa đổi, bổ sung một số luật có liên quan đến quy hoạch; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công; Luật Công an nhân dân (sửa đổi)./.
Theo thông tin từ Bộ Công an, cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam 4 tháng đối với ông Phan Văn Vĩnh về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" quy định tại khoản 3, Điều 281 - Bộ luật Hình sự năm 1999.
Các lệnh khởi tố, bắt tạm giam này là căn cứ quyết định khởi tố vụ án hình sự "sử dụng mạng Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, tổ chức đánh bạc, đánh bạc, mua bán trái phép hóa đơn và rửa tiền xảy ra tại Phú Thọ và một số tỉnh, thành phố", liên quan đến nguyên cục trưởng Cục Cảnh sát công nghệ cao Nguyễn Thanh Hóa và các bị can Nguyễn Văn Dương (khi đó là chủ tịch HĐQT Công ty TNHH đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao - CNC) và Phan Sào Nam (nguyên chủ tịch HĐQT VTC Online).
Cũng trong ngày 6/4, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng đã ký quyết định tước danh hiệu Công an nhân dân đối với ông Phan Văn Vĩnh.
Theo đó, khoảng 18h ngày 3/4, bà Trần Thị Ngọc Bảo nhận được phản ánh của ông Phạm Khắc Thảo (phụ huynh của em P.A - học sinh lớp 3A5 Trường tiểu học An Đồng) về việc cô giáo Nguyễn Thị Minh Hương cho học sinh uống nước vắt từ giẻ lau bảng.
Sau khi tiếp nhận và xác minh thông tin trên là đúng, nhà trường đã yêu cầu cô Nguyễn Thị Minh Hương - giáo viên có hình phạt chưa phù hợp với học sinh - đến xin lỗi em P.A và gia đình, đồng thời cần nhanh chóng đưa học sinh này đi khám sức khỏe.
Ngày 5/4, Ban giám hiệu, Hội đồng sư phạm Trường Tiểu học An Đồng đã chấm dứt hợp đồng lao động với nữ giáo viên Nguyễn Thị Minh Hương./.