Theo các chuyên gia về ô tô, khi đỗ xe bên ngoài nhất là khi trời nắng nóng thường ô tô bị đóng kín cửa. Nhưng ngay cả đậu xe trong nhà hay dưới bóng râm, chiếc xe có thể tích lũy 400 - 800mg benzen, cao gấp 8 lần so với mức cho phép. Nếu đỗ xe dưới ánh mặt trời, ở nhiệt độ cao hơn 16 độ C, mức benzene có thể đạt 2.000 - 4.000mg, gấp 40 lần mức cho phép.
Do đó, nếu ngồi trong một chiếc xe hơi có cửa sổ đóng kín, mọi người sẽ hít phải benzen mà không hề hay biết chất độc này ảnh hưởng đến thận, gan và mô xương. Hơn nữa, phải mất rất nhiều thời gian và vô cùng khó khăn để đào thải các chất độc hại này ra khỏi cơ thể.
Liên quan tới vấn đề này, trước đó, các nhà nghiên cứu của tổ chức Brit đưa ra và được tờ The Sun của Anh dẫn lại cho rằng, điều hòa ô tô đang đầu độc người dùng. Còn theo hãng sản xuất xe hơi Tây Ban Nha SEAT, không khí nóng trên xe sẽ ảnh hưởng tới thời gian phản ứng của tài xế. Cụ thể, nếu cabin nóng 35 độ C, tốc độ phản ứng của người lái sẽ giảm 20% so với mức nhiệt độ 20 độ C.
Các kết quả nghiên cứu khác cũng cho thấy, trước khi bắt đầu làm mát không khí, máy điều hòa không khí thải ra tất cả khí nóng, cùng với benzen - một độc tố gây ung thư mạnh nhất. Benzen còn gây độc hại cho xương, gây thiếu máu và làm giảm các tế bào máu trắng, gây ra bệnh bạch cầu. Nó cũng có thể làm sảy thai ở phụ nữ.
Vì vậy, việc đầu tiên khi bước vào xe, ngay cả khi tài xế không nhận thấy bất kỳ mùi nhựa nóng, hãy mở cửa sổ trong vài phút sau đó bật điều hòa. Và sau khi khởi động xe, hãy tiếp tục mở cửa sổ trong vài phút nữa.
Ngoài ra, bật điều hòa ngay khi lên xe làm động cơ hoạt động quá sức, tác động lên tuổi thọ các thiết bị đi cùng.
Theo kỹ sư cơ khí tại một gara xe ở Q.11, không nên bật máy điều hòa trước hoặc cùng lúc khởi động xe, nó sẽ tiêu tốn khá nhiều năng lượng của ắc quy. Ngoài ra, việc bật máy điều hòa đầu tiên, không thể làm cabin mát nhanh, trái lại nó phải mất khoảng thời gian khá lâu để trung hòa khối khí nóng bên trong, tác động xấu lên hệ thống, thiết bị đi cùng.
Về phương diện kỹ thuật, kỹ sư trên cũng cho rằng: "Khi trong cabin xe đủ mát, chúng ta nên ưu tiên chế độ lấy gió trong. Bởi nếu sử dụng gió ngoài, hệ thống sẽ tốn thêm công suất để chạy, để duy trì độ mát cho cabin".
Ngoài ra, khi chạy trong khu vực ngập nước cao, người lái cũng nên tắt hệ thống máy điều hòa để hạn chế rác bẩn bị cuốn vào quạt gió, gây hỏng hệ thống điều hòa trong xe.