153318-1.jpg
<div><img src="/Uploaded/hienluongbna/2018_07_25/153318-2.jpg"/></div>

Trong giai đoạn đầu của giấc ngủ (21-23h), hệ thống nội tiết sẽ tái cân bằng và mạch máu hoạt động tích cực. Hệ miễn dịch, tuyến giáp, tuyến thượng thận chuyển hóa, có thể khiến bạn tỉnh giấc. Bạn thiền định, tập yoga hoặc các bài thư giãn trước khi đi ngủ thì sẽ ngủ ngon hơn.

<div><img src="/Uploaded/hienluongbna/2018_07_25/153318-4.jpg"/></div>

Túi mật có nhiệm vụ tạo ra mật để tiêu hóa và hấp thụ, phân hủy tất cả chất béo cơ thể đã nạp trong ngày. Tỉnh giấc trong khoảng 23h đến 1h sáng, bạn có thể có sỏi mật hoặc cần phải điều chỉnh lượng chất béo của cơ thể.
 

<div><img src="/Uploaded/hienluongbna/2018_07_25/153318-6.jpg"/></div>

1-3h sáng là thời gian cơ thể tự làm sạch, thải độc ra khỏi máu và các mô. Thức giấc vào thời gian này có nghĩa gan của bạn có quá nhiều độc tố cần phải giải quyết. Nên uống thêm nước, giảm cồn và caffein để không gây quá tải cho gan.

<div><img src="/Uploaded/hienluongbna/2018_07_25/153318-8.jpg"/></div>

Phổi là bộ phận đầu tiên cần lấp đầy khí bằng cách thu thập oxy và chuyển nó đến tất cả cơ quan khác để chuẩn bị cho một ngày mới. Nếu bạn thức dậy trong khoảng thời gian từ 3 đến 5h sáng và có các triệu chứng như ho, hắt hơi hoặc nghẹt mũi, khả năng cơ thể đang bị dịch thừa hoặc chế độ ăn kém dinh dưỡng.

<div><img src="/Uploaded/hienluongbna/2018_07_25/153318-10.jpg"/></div>

Từ 5-7h sáng, dòng năng lượng được tập trung trong ruột già để loại bỏ chất thải khỏi cơ thể. Nếu ruột già bị mất cân bằng, bạn có thể bị táo bón, tăng cân hoặc thậm chí lão hóa sớm. Để ruột già hoạt động tốt và điều hòa chu kỳ giấc ngủ, bạn nên thư giãn các cơ bắp, uống nhiều nước và đi vệ sinh sau khi thức dậy.