Thổ Nhĩ Kỳ chuẩn bị đối phó với trừng phạt của Mỹ liên quan tới S-400

xe_tang_tho_nhi_ky_hfxo.jpgXe tăng Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Tank Enclopedia.

Hãng tin Bloomberg dẫn lời 2 quan chức Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đang dự trữ các phụ tùng thay thế cho vũ khí do Mỹ sản xuất một khi các lệnh cấm của Mỹ được ban hành. Những thiết bị này bao gồm bộ phận của máy bay chiến đấu F-16 và các thiết bị quân sự khác. Chính phủ Mỹ cũng từng áp đặt lệnh cấm vận vũ khí kéo dài 3 năm với Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1975.

Thông tin đưa ra trong bối cảnh, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đã hoàn tất thỏa thuận về việc chuyển giao S-400 vào tháng 12/2017, tức là 2 năm sau khi Mỹ quyết định rút hệ thống tên lửa đất đối không Patriot khỏi biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Kể từ đó, Mỹ đã cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ về hậu quả của việc tiếp tục mua S-400, bao gồm cả cảnh báo loại bỏ nước này khỏi chương trình đa phương của Mỹ nhằm sản xuất máy bay chiến đấu F-35. Bất chấp sức ép của Mỹ, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hồi tháng trước cho biết, các hệ thống tên lửa S-400 sẽ bắt đầu đến nước này vào tháng 7.

Đức cắt giảm chi tiêu quốc phòng

Binh sĩ quân đội Đức. Ảnh: Reuters

Dự luật cho thấy quân đội Đức sẽ nhận 44,9 tỷ euro năm 2020, song mức chi tiêu quân sự này dự kiến giảm còn 43,9 tỷ euro vào năm 2021. Do đó, tỷ lệ chi ngân sách quốc phòng trên GDP của Đức sẽ giảm từ 1,37% trong năm 2020 xuống còn 1,24% trong năm 2023, thấp hơn rất nhiều mục tiêu 2% GDP của NATO. Theo Bộ Tài chính Đức, kế hoạch cắt giảm chi tiêu quốc phòng giúp nước này có thêm ngân sách cho các mục đích khác nhằm “đạt được các tham vọng quốc gia” trong tương lai.

Dự kiến, quân đội Đức sẽ mất 33 tỷ euro trong giai đoạn 2020 - 2023, theo tài liệu mật có tên “Bản phân tích nhu cầu tài chính 2020” của Bộ Quốc phòng Đức được truyền thông nước này tiết lộ. Trong bản phân tích, giới chức quốc phòng cũng cảnh báo kế hoạch cắt giảm nói trên ảnh hưởng trực tiếp đến những mục tiêu của NATO.

Người dân đâm đơn kiện Chính phủ Indonesia vì ô nhiễm

Khói mù "bao vây" Jakarta trong tháng 6. Ảnh: Reuters

Quá ngột ngạt với không khí ô nhiễm tại Thủ đô Jakarta, một nhóm các nhà môi trường học đã quyết định kiện Chính phủ Indonesia và yêu cầu cơ quan chức năng cần phải hành động. Chất lượng không khí tại Jakarta đã giảm mạnh trong tháng qua và có những thời điểm rơi vào tình trạng tồi tệ hơn cả các thành phố như Delhi (Ấn Độ) và Bắc Kinh (Trung Quốc). Nhiều người sử dụng mạng xã hội tại Jakarta đã đồng loạt đăng ảnh thủ đô chìm trong sương mù kèm theo từ khóa #SetorFotoPolusi.

Đơn kiện nêu tên Tổng thống Indonesia, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ Môi trường và chính quyền Jakarta, Banten cùng Tây Java. Luật sư Ayu Eza Tiara tại Viện Tư pháp Jakarta, nơi giải quyết vụ việc, đánh giá: “Hy vọng đơn kiện này sẽ khiến chính phủ cải cách những chính sách hiện hành và có hành động hiệu quả để giải quyết ô nhiễm không khí. Chính sách hiện hành không hiệu quả".

Iran dọa xử tử thêm "gián điệp Mỹ"

Một cuộc xử tử phạm nhân ở Iran. Ảnh: ISNA.

Phát ngôn viên Bộ Tư pháp Iran Gholamhossein Esmaili ngày 2/7 cho biết một số nghi phạm bị bắt năm ngoái với tội danh làm gián điệp cho Mỹ có thể bị tòa án quân sự kết án tử hình. "Hai bị cáo không phải quân nhân đã nhận án tù dài", ông nói thêm, nhưng không nêu chi tiết. Tehran hồi tháng 8 năm ngoái tuyên bố bắt "hàng chục gián điệp" trong các cơ quan về hạt nhân và quân đội, bao gồm nhiều người mang hai quốc tịch. Hãng thông tấn Iran ISNA tháng trước đưa tin Jalal Hajizavar, cựu nhân viên hợp đồng cho tổ chức nghiên cứu hàng không vũ trụ thuộc Bộ Quốc phòng Iran, đã bị xử tử vì tội hợp tác với Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA). 

Lời đe dọa của Iran được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Tehran và Washington tiếp tục leo thang liên quan đến chương trình hạt nhân của Iran. Tehran hôm qua tuyên bố đã tích trữ hơn 300 kg nguyên liệu uranium hexafluoride (UF6), hành động được xem là "phá rào" quy định trong Kế hoạch hành động Chung Toàn diện (JCPOA) được ký giữa Iran và 6 cường quốc hồi năm 2015. 

Xe bồn phát nổ ở Nigeria, 50 người hôi xăng thiệt mạng

Hiện trường vụ nổ xe bồn chở xăng ở làng Ahumbe, bang Benue, Nigeria. Ảnh: Updatenaija

Một xe bồn chở xăng hôm nay gặp tai nạn và bị lật tại làng Ahumbe ở bang Benue, miền trung Nigeria. Nhiều người dân trong làng chứng kiến vụ tai nạn đã kéo tới hiện trường để hôi xăng. Aliyu Baba, người đứng đầu Ủy ban An toàn đường bộ bang Benue cho biết, số xăng rò rỉ này sau đó bốc cháy, tạo ra một vụ nổ lớn khiến ít nhất 50 người thiệt mạng. Nhiều người bị bỏng nặng trong vụ nổ đã được chuyển tới các bệnh viện gần đó.

Một phát ngôn viên chính quyền địa phương tiết lộ số người chết vượt quá 64 người, nhưng cảnh sát từ chối xác nhận thông tin này. Nhân chứng Paul Otukpa cho biết một chiếc xe 14 chỗ bị phá hủy do vụ nổ và chỉ 1 người trên xe sống sót.

Người dân đâm đơn kiện chính phủ Indonesia vì ô nhiễm

TIN LIÊN QUAN
  • Hong Kong biến sân bay 'nghẹt thở' thành khu căn hộ 'siêu cấp' hàng tỷ đô la

  • Lao vào 'hôi' dầu, ít nhất 60 người thương vong

  • Tổng thống Hàn Quốc ca ngợi cuộc gặp Trump-Kim tại DMZ giúp chấm dứt mọi thù địch

  • Mỹ triển khai chiến dịch trục xuất người nhập cư bất hợp pháp

MỚI NHẤT
  • Cháy tàu lặn biển sâu Nga, ít nhất 14 thủy thủ thiệt mạng

  • Doanh trại quân đội Niger bị tấn công, ít nhất 18 binh sĩ thiệt mạng

  • Cảnh sát trưởng Sri Lanka bị bắt giữ sau vụ đánh bom khiến 258 người thiệt mạng

Quá ngột ngạt với không khí ô nhiễm tại thủ đô Jakarta, một nhóm các nhà môi trường học đã quyết định kiện chính phủ Indonesia và yêu cầu cơ quan chức năng cần phải hành động.

Khói mù "bao vây" Jakarta trong tháng 6. Ảnh: Reuters

Chất lượng không khí tại Jakarta đã giảm mạnh trong tháng qua và có những thời điểm rơi vào tình trạng tồi tệ hơn cả các thành phố như Delhi (Ấn Độ) và Bắc Kinh (Trung Quốc). Nhiều người sử dụng mạng xã hội tại Jakarta đã đồng loạt đăng ảnh thủ đô chìm trong sương mù kèm theo từ khóa #SetorFotoPolusi.

Ngày 25/6, Jakarta ghi nhận chỉ số chất lượng không khí (AQI) là 240 trong khi đó nếu đem so sánh thì AQI của London (Anh) là 12 và San Francisco (Mỹ) là 26.

Tình trạng nghẹt thở vì không khí ô nhiễm khiến nhiều nhà môi trường học, nghệ sĩ, doanh nhân, công chức… tại thủ đô Jakarta vừa cùng hợp lực đệ đơn kiện chính phủ Indonesia.

Đơn kiện nêu tên Tổng thống Indonesia, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ Môi trường và chính quyền Jakarta, Banten cùng Tây Java.

Luật sư Ayu Eza Tiara tại Viện Tư pháp Jakarta, nơi giải quyết vụ việc, đánh giá: “Hy vọng đơn kiện này sẽ khiến chính phủ cải cách những chính sách hiện hành và có hành động hiệu quả để giải quyết ô nhiễm không khí. Chính sách hiện hành không hiệu quả".