Sản phẩm có chất lượng tốt và bán được giá hơn các nước khác nhưng nguồn cung hiện còn ít.

images874849_khoai_84432.jpg

Hạt ca cao sau khi lên men được phơi khô và đem đi xay thành ca cao nhão để chế biến chocolate nguyên chất.

 Ông Gricha Safarian, Tổng giám đốc Công ty Puratos Grand- Place Việt Nam (chuyên sản xuất chocolate) đánh giá chất lượng ca cao Việt Nam tốt hơn nhiều nước trên thế giới. Nguyên nhân do kỹ thuật canh tác của nông dân cải thiện. Nhiều người biết lên men sản phẩm tạo hương vị đậm đà hơn. Mặc dù trồng xen canh với những cây công nghiệp khác, loại cây này vẫn cho ra trái đạt tiêu chuẩn về kích cỡ, chất lượng. Giá thu mua ca cao Việt Nam thường cao hơn so với một số nước như như Malaysia, Indonesia.

"Với lợi thế thổ nhưỡng, địa hình, chi phí đầu tư thấp, nông dân các tỉnh vùng sâu, vùng xa, vùng trồng cây màu kém hiệu quả có thể trồng xen để tăng thu nhập. Đây cũng là cách giúp lĩnh vực nông sản ngày này càng vươn xa hơn trên thế giới", ông Gricha Safarian nói.

Ngoài ra, giới kinh doanh các nước mong muốn thúc đẩy phát triển ngành sản xuất, chế biến ca cao ở Việt Nam để thay thế cho các nguồn cung quan trọng nhưng lại bấp bênh do sự bất ổn chính trị ở Ghana, Bờ Biển Ngà. Việt Nam còn ở ngay một thị trường tiêu thụ ca cao rất lớn là Trung Quốc nên đây lca cao Việt còn nhiều tiềm năng phát triển.

Tuy nhiên, theo ông, hiện nay sản lượng cung ứng cho thị trường thấp. Giá ca cao phụ thuộc vào thị trường thế giới biến động thất thường, người dân không mấy mặn mà kiếm thêm thu nhập từ loại cây trồng này.

Ông Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá, các nhà đầu tư sẵn sàng bỏ hàng triệu USD để xây dựng nhà máy thu mua và sản xuất tại Việt Nam. Thời gian tới, với sự hỗ trợ của các trung tâm khuyến nông và doanh nghiệp, nông dân sẽ có ưu đãi về giá cả, chế độ thu mua ổn định và được huấn luyện thường xuyên.

Theo VnExpress