(Baonghean.vn) - Triều Tiên dọa tấn công đảo Guam; Mỹ tuyên bố sẵn sàng áp dụng các biện pháp quân sự với Triều Tiên; Nhật Bản kỷ niệm 72 năm thảm họa bom nguyên tử tại Hiroshima; Bế tắc trong đàm phán thương mại giữa Ấn Độ và Trung Quốc;... là những tin tức quôc tế đáng chú ý tuần qua.
1. Triều Tiên dọa tấn công đảo Guam
Lực lượng Chiến lược Triều Tiên hôm 9/8 tuyên bố "đang kiểm tra kỹ lưỡng kế hoạch hoạt động để tấn công với hoả lực bao trùm các khu vực xung quanh đảo Guam bằng Hwasong-12, tên lửa đạn đạo chiến lược tầm trung tới tầm xa", hãng KCNA đưa tin.
Lực lượng này cho rằng cần khống chế các căn cứ quân sự lớn của Mỹ tại Guam, trong đó có căn cứ không quân Anderson, nơi đóng quân của các máy bay ném bom chiến lược Mỹ.
Kế hoạch sẽ sớm được báo cáo lên Tư lệnh Tối cao sau khi được "kiểm tra toàn diện và hoàn tất" và sẽ được đưa vào thực hiện "một cách đồng thời, liên tiếp", theo lệnh của lãnh đạo Kim Jong-un.
2. Mỹ tuyên bố sẵn sàng áp dụng các biện pháp quân sự với Triều Tiên
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 11/8 tuyên bố sẵn sàng áp dụng các biện pháp quân sự nếu Triều Tiên có hành động không khôn ngoan.
Trong kỳ nghỉ dưỡng tại thành phố Bedminster (bang New Jersey), Tổng thống Donald Trump viết trên trang Twitter cá nhân rằng: “Các biện pháp quân sự đã sẵn sàng, đạn đã lên nòng. Hy vọng ông Kim Jong-un sẽ tìm ra một con đường khác”.
Cụm từ “đạn đã lên nòng” (locked and loaded) được hiểu là sẵn sàng khai hỏa, tức ám chỉ Mỹ không ngần ngại tấn công quân sự nếu Triều Tiên tiếp tục có các hành vi đe dọa an ninh quốc phòng nước này. Tuyên bố trên được đưa ra không lâu sau khi Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên - KCNA trong một tuyên bố chính thức cho rằng, Tổng thống Mỹ đang “đổ thêm dầu vào lửa”, khiến tình hình càng trở nên căng thẳng.
3. Nhật Bản kỷ niệm 72 năm thảm họa bom nguyên tử tại Hiroshima
Chính quyền thành phố Hiroshima, Nhật Bản, hôm 6/8 đã tổ chức Lễ tưởng niệm 72 năm, ngày Mỹ ném bom nguyên tử xuống thành phố. Tham dự buổi lễ, ngoài lãnh đạo phía Nhật Bản còn có đại diện của Liên minh châu Âu (EU) và khoảng 80 nước trên thế giới, trong đó có các cường quốc hạt nhân như Mỹ, Anh, Pháp và Nga.
Phát biểu tại buổi lễ được tổ chức ở Công viên tưởng niệm Hòa bình, Thị trưởng thành phố Hiroshima Kazumi Matsui kêu gọi Chính phủ Nhật Bản thông qua một hiệp ước chống phổ biến vũ khí hạt nhân.
Trong khi đó, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nhấn mạnh phải có sự tham gia của cả những nước có và không có vũ khí hạt nhân mới thực sự hiện thực hóa được “một thế giới không có vũ khí hạt nhân”.
Các nguồn tin chính thức cho biết đàm phán vẫn bị đình trệ do không bên nào muốn nhượng bộ. Cụ thể, Trung Quốc đã trì hoãn quyết định cấp phép cho gạo, thịt lợn và thịt bò của Ấn Độ vào thị trường nước này, trong khi đó Ấn Độ quyết định cấm nhập khẩu táo, lê, sữa và các sản phẩm sữa từ Trung Quốc.
Thâm hụt thương mại hàng hóa giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã tăng vọt lên 52,7 tỷ USD trong năm 2015-16. Mức thâm hụt này tuy đã giảm nhẹ xuống mức 51,1 tỷ USD trong năm 2016-2017 song vẫn còn lớn hơn rất nhiều so với con số 1,1 tỷ USD hồi năm 2003-2004./.
“Tôi rất cảm kích việc ông ấy đã trục xuất số lượng lớn nhân viên vì hiện tại chúng tôi có quỹ lương eo hẹp”, Tổng thống Trump phát biểu trước đông đảo phóng viên báo chí.
Trước đó, hồi cuối tháng 7, Nga có hành động đáp trả lệnh trừng phạt của Mỹ với quyết định trục xuất 755 nhân viên ngoại giao, đồng thời đóng cửa hai bất động sản trên lãnh thổ nước này. Theo Bộ Ngoại giao Nga, Washington có hạn chót đến ngày 1/9 để cắt giảm số nhân viên ngoại giao xuống còn 455 người, tương đương với số nhân viên của nước Nga đang làm việc tại Mỹ.
7. Căng thẳng ngoại giao Mỹ - Cuba gia tăng
Ngày 10/8, Chính phủ Cuba ra tuyên bố khẳng định, Cuba không bao giờ cho phép những hành động đối kháng với các nhân viên ngoại giao và thân nhân của họ trên đảo quốc Nam Mỹ này.
8. Hơn 220.000 người phản đối Pháp có Đệ nhất phu nhân
Hơn 220.000 người đã ký vào đơn kiến nghị phản đối Tổng thống Macron trao chức danh Đệ nhất phu nhân cho vợ, bà Brigitte Macron.
Trong suốt chiến dịch tranh cử của mình, ông Macron đã tuyên bố rằng sẽ tạo cương vị Đệ nhất phu nhân với đầy đủ văn phòng và nhân sự. Tổng thống Pháp lúc đó cũng nhấn mạnh rằng, Đệ nhất phu nhân sẽ không hưởng công quỹ, song nhiều người dân lại cho rằng, kế hoạch của ông Macron đang khiến chính trường Pháp bị “Mỹ hóa”.