Theo thông lệ hàng năm, vào ngày 10/3 âm lịch, Ban Quản lý di tích và dòng họ Nguyễn Cảnh tổ chức lễ giỗ tổ hợp tự cho các bậc tiên liệt, nhằm bày tỏ lòng thành kính và tri ân, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây” của con cháu đối với cội nguồn tổ tiên, dòng họ. Đây cũng là dịp để con cháu nội, ngoại dòng tộc hội tụ về đây thắp nén tâm hương tưởng vọng đến anh linh các bậc tiên tổ của dòng họ.
Nguyễn Cảnh là thân sinh của Phúc khánh quận công Nguyễn Cảnh Huy, người cha của 5 Đại Chi. Phấn - Tấn - Trung – Cường - Lập đã được Nhà nước CHXHCN Việt Nam cấp Chứng nhận Di tích lịch sử Quốc gia mộ và nhà thờ Phúc khánh quận công vào năm 2013.
Danh tướng anh hùng dân tộc Nguyễn Cảnh Chân, Nguyễn Cảnh Dị là bậc công thần khai quốc thời hậu Trần đã tiếp nối truyền thống đấu tranh dựng nước, giữ nước của các thế hệ cha anh, có đóng góp to lớn trong lịch sử dân tộc, ông là thủy tổ dòng tộc họ Nguyễn Cảnh trên đất Nghệ An.
Con cháu hậu duệ của ông đã nối nghiệp nhà binh, có nhiều người nổi danh được các triều đại nhà Lê, Lê Trung Hưng tôn vinh gồm 18 quận công, 76 tước hầu, nhiều tước bá và tước hiệu, tiêu biểu cho 4 lớp trung cần, 9 đời nhân nghĩa có Phúc khánh quận công Nguyễn Cảnh Huy và con cháu của ông như Phấn Võ Hầu, Nguyễn Cảnh Noãn, Binh bộ thượng thư Thái Phó Tấn Quốc Công Nguyễn Cảnh Hân, Nguyễn Cảnh Vạn... Dòng họ Nguyễn Cảnh nổi tiếng trâm anh danh gia vọng tộc, xứng đáng với lời vịnh lưu truyền từ các bậc tiên tổ “Cao tiền tổ khảo dị lai, Thập bát quận công tam tể tướng - Đinh - Lý - Trần - Lê dị hậu, Bách dư tiến sỹ thất khôi nguyên”.
Với những thành tích nổi bật đã được Trung tâm tâm Lưu trữ Quốc gia 4, Cục Văn thư lưu trữ Bộ Nội vụ ghi danh và công nhận. Dịp này dòng họ được nhận Mộc bản triều Nguyễn do Trung tâm trao lại. Mộc bản chính là tư liệu được Trung tâm lưu trữ quốc gia 4 sưu tầm được từ thời nhà Nguyễn cho 2 Anh hùng Dân tộc Nguyễn Cảnh Chân và Nguyễn Cảnh Dị.
Mộc bản Triều Nguyễn là công trình mang tính bách khoa, vô giá, độc nhất và mang đậm dấu ấn thời cuộc. Đây là những tấm gỗ khắc chữ Hán hoặc chữ Nôm ngược để in ra thành sách được dùng phổ biến ở Việt Nam trong thời kỳ phong kiến. Mộc bản Triều Nguyễn là khối di sản tư liệu có giá trị trên nhiều phương diện. Tài liệu Mộc bản được sản sinh cách đây trên 200 năm trong quá trình hoạt động dưới vương triều Nguyễn.