(Baonghean.vn) -  Sáng 7/7, tại TP Vinh, các Ủy ban của Quốc hội gồm: Đối ngoại, Kinh tế, Tài Chính - Ngân sách, Khoa học - Công nghệ và Môi Trường phối hợp tổ chức Hội thảo "Hiệp định TPP và tác động đối với Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế,  tài chính và sở hữu trí tuệ".

Tham dự Hội thảo có các đồng chí Trần Văn Hằng - Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội; Nguyễn Đức Kiên - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; Nguyễn Hữu Quang - Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách; Phùng Đức Tiến - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi Trường của Quốc hội, cùng đại diện các bộ, ban, ngành Trung ương.

Về phía tỉnh Nghệ An có đồng chí: Nguyễn Xuân Đường - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh.

Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình  Dương (TTP) đã được chính thức ký vào ngày 4/2/2016. Đây là Hiệp định được đánh giá có tác động mạnh mẽ tới toàn bộ nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.

Phát biểu khai mạc hội thảo, đồng chí Trần Văn Hằng - Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội nhấn mạnh: Hội thảo lần này nhằm đánh giá sự tương thích giữa TPP với Hiến Pháp năm 2013 và hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành trong lĩnh vực kinh tế, tài chính và sở hữu trí tuệ; đề ra các khuyến nghị để phục vụ việc phê chuẩn và thực thi hiệu quả Hiệp  định.

images1612016_dsc_0577.jpgĐồng chí Trần Văn Hằng - Chủ nhiệm Ủy Ban Đối ngoại của Quốc hội phát biểu khai mạc hội thảo.
Đồng chí Nguyễn Xuân Đường - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu chào mừng tại hội thảo.

Phát biểu chào mừng tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Xuân Đường - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cho biết: Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Nghệ An nhận thức rõ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP sẽ mang lại cho Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng nhiều cơ hội trong phát triển kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, mở rộng thị trường, thu hút đầu tư, cơ hội cho các doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Sản xuất tại Nhà máy Tôn Hoa Sen (Khu công nghiệp Nam Cấm). Ảnh tư liệu (Hoàng Vĩnh).

Đồng thời, tỉnh cũng nhận thức rõ là có rất nhiều rào cản kỹ thuật, hạn chế xuất khẩu, gia tăng áp lực cạnh tranh trên thị  trường nội địa, đối phó với tranh chấp thương mại,... Điều đó đòi hỏi phải có thái độ, cách thức ứng xử phù hợp với luật pháp quốc tế và cam kết TPP.

Do đó, tỉnh có quyết tâm đổi mới mạnh mẽ, quyết liệt, thực chất và hiệu quả, chuẩn bị hành trang gồm sự điều chỉnh phù hợp về thể chế kinh tế, cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp... 

Đại diện Bộ Công thương tham luận về "Tác động của TPP đối với Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế, thương mại".
Công nhân làm việc ở Nhà máy dệt may Prex Vinh tại cụm công nghiệp Lạc Sơn (Đô Lương). Ảnh: Sỹ Minh

Hội nghị cũng được nghe các ý kiến nhiều chiều của các nhóm đối tượng chịu sự tác động của Hiệp định trong các lĩnh vực liên quan; qua đó đóng góp thiết thực cho công tác thẩm tra, phê chuẩn Hiệp định TPP cũng như công tác xây dựng pháp luật phục vụ thực thi TPP trong thời  gian tới. 

Hội thảo "Hiệp định TPP và tác động đối với Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế, tài chính và sở hữu trí tuệ" diễn ra trong hai ngày 7,8/7/2016.

Thanh Lê

TIN LIÊN QUAN