Theo Đông y, thịt con sứa vị mặn, tính hàn, có công dụng tiêu đờm, trừ ho, bình suyễn, thanh nhiệt, lợi thủy, tiêu mỡ, hạ áp, nhuận tràng tiêu tích.

Sứa có nhiều loại, thuộc lớp động vật ngành ruột khoang. Loại sứa dùng làm thực phẩm chỉ gây ngứa nhẹ khi ta đụng phải nó. Đó là sứa sen (giống cây sen), tên khoa học là Aurelia aurita. Ngoài ra còn có loài sứa chỉ, sứa hồng, có thể gây ngứa nhiều hơn. Khi tắm biển, nếu chạm phải sứa biển bị nổi mẩn đỏ, ngứa thì lấy thịt sứa tươi xoa lên chỗ ngứa. Dùng rau muống biển (mọc sẵn trên bãi biển) rửa sạch, nhai nuốt nước, bã đắp vào chỗ bị ngứa.

images1592713_sua1.jpgCon Sứa có nhiều ở vùng biển Nghệ An

Theo Đông y, thịt con sứa vị mặn, tính hàn, có công dụng tiêu đờm, trừ ho, bình suyễn, thanh nhiệt, lợi thủy, tiêu mỡ, hạ áp, nhuận tràng tiêu tích. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng sứa biển đã qua chế biến đúng cách.

Quá trình chế biến sứa tươi: phải dùng nước muối và phèn ngâm 2-3 lần, khi nào thịt sứa chuyển sang màu hồng nhạt hoặc vàng nhạt thì mới đem sử dụng để chế biến làm thức ăn.

Món nộm sứa, xoài xanh được nhiều người yêu thích
Súp sứa củ cải trắng giúp giảm mỡ máu.

Bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng một trong số những món ăn bài thuốc sau để hỗ trợ điều trị các bệnh viêm khí phế quản, đau họng, thở khò khè, tăng huyết áp, mỡ trong máu, đại tiện táo kết...

Bài 1: Sứa 200g, mã thày 300g. Hai thứ nấu chín thành canh ăn trong ngày.

Bài 2: Sứa 100g, củ cải trắng 50g, gia vị vừa đủ, nấu dạng canh súp.

Bài 3: Sứa 100g, mã đề 150g, sắc lấy nước uống.

Bài 4: Sứa 200g, tiết lợn 200g. Hai thứ nấu chín thành canh, chia ăn trong ngày.

Bài 5: Sứa 200g, hồng táo 10g, hầm mềm ăn.

Chú ý: Người tạng hàn, hay bị lạnh bụng, đại tiện lỏng không nên dùng.

Theo SK&ĐS

TIN LIÊN QUAN