1. Triều Tiên tuyên bố chuẩn bị sẵn sàng tấn công hạt nhân Mỹ
Theo Rodong Sinmun, Triều Tiên hiện sở hữu các tên lửa đạn đạo liên lục địa, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm và bom nhiệt hạch. Báo Triều Tiên khẳng định nước này đã chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc tấn công hạt nhân có thể xảy ra nhằm vào Mỹ.
2. Cháu rể ông Đặng Tiểu Bình bị truy tố
Chiến dịch tranh cử Tổng thống chính thức bắt đầu vào ngày 24/2. Ủy ban Bầu cử Quốc gia Ai Cập cho phép 11 ngày để các ứng cử viên vận động cử tri ở nước ngoài và 28 ngày để vận động cử tri ở trong nước. Ngoài ra, ứng viên có thể rút khỏi cuộc đua đến ngày 1/3.
4. Thêm 2 cố vấn cấp cao của Nhà Trắng có thể rời bỏ Tổng thống Trump
Cả Cố vấn McMaster và Chánh văn phòng John Kelly đều xuất thân quân nhân. Giới quan sát chính trị Mỹ xem họ là có ảnh hưởng đối với đương kim Tổng thống Mỹ. Hai vị này cũng đã thuyết phục ông Trump về tầm quan trọng của các liên minh quốc tế, đặc biệt là NATO – tổ chức đã bị ông Trump chỉ trích là không chia sẻ bình đẳng các gánh nặng với Mỹ.
5. Phó Thủ tướng Australia từ chức vì dính bê bối tình ái
Phó Thủ tướng Barnaby Joyce ngày 23/2 tuyên bố, ông sẽ từ chức Chủ tịch đảng Quốc gia trong liên minh cầm quyền. Động thái này diễn ra sau khi dư luận lên tiếng yêu cầu ông từ chức sau những bê bối ngoại tình của ông với một cựu nhân viên.
Phát biểu tại cuộc họp báo, ông Barnaby Joyce cho biết, mặc dù từ chức trong Nội các, nhưng ông vẫn giữ ghế trong Quốc hội để bảo vệ vị thế của liên minh cầm quyền tại Quốc hội. Hiện trong Quốc hội, liên minh cầm quyền chỉ hơn phe đối lập 1 ghế.
6. Nghị sĩ Hàn Quốc đòi xử tử đại biểu Triều Tiên dự Olympic
Ông Kim bị cáo buộc đứng sau một chuỗi cuộc tấn công Hàn Quốc, trong đó có vụ đánh chìm tàu chiến Cheonan làm 46 người chết và nã pháo vào đảo Yeonpyeong năm 2010. Triều Tiên luôn bác bỏ cáo buộc đánh chìm tàu chiến Hàn Quốc.
Baek Tae-hyun, phát ngôn viên Bộ Thống nhất Hàn Quốc, cho biết chính phủ nước này ý thức được mối nghi ngại về chuyến thăm của ông Kim tới Hàn Quốc, nhưng coi đây là "cơ hội cải thiện quan hệ liên Triều và việc giải quyết hòa bình có thể được cải thiện".
7. Philippines triệu đại sứ Mỹ phản đối báo cáo về Tổng thống Duterte
Ông Harry Roque, người phát ngôn của Tổng thống Philippines, cho biết Manila chỉ trích mạnh mẽ Washington vì báo cáo này coi cuộc chiến chống ma túy của ông Duterte là "mối đe dọa khu vực".
"Tổng thống Duterte không phải nhà độc tài hay có xu hướng chuyên chế. Ông luôn tuân thủ luật pháp và trung thành với hiến pháp Philippines", ông Roque tuyên bố.