1. Hàn-Mỹ-Nhật xem xét tiến hành gặp ba bên cấp ngoại trưởng
Hãng thông tấn Yonhap dẫn lời một nguồn tin ngoại giao ngày 12/1 thông báo các nước Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản đang xem xét tổ chức một cuộc họp ba bên cấp ngoại trưởng tại Vancouver vào tuần tới bên lề cuộc họp quốc tế nhằm thảo luận các biện pháp trừng phạt hữu hiệu hơn chống Triều Tiên.
Nguồn tin trên cũng cho biết thêm rằng cần phải thảo luận thêm để ấn định các chi tiết liên quan đến việc tổ chức cuộc gặp này nhân dịp ba ngoại trưởng sẽ tham dự cuộc họp của Nhóm Vancouver, dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 15-16/1 tại Canada, để thảo luận cách tăng cường hiệu quả các biện pháp trừng phạt. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (thứ 2, trái) và Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif (thứ 2, phải) trong cuộc gặp tại Moskva ngày 10/1. Nguồn: AFP/TTXVN Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan. Ảnh: CNN Thủ tướng Shinzo Abe. Nguồn: Kyodo/TTXVN Quân đội Ấn Độ ở khu vực biên giới. Ảnh: Times of India. Cựu Tổng thống bị phế truất Park Geun-hye được áp giải tới tòa án quận trung tâm Seoul ngày 29/5/2017. (Nguồn: YONHAP/ TTXVN) Người dân biểu tình phản đối cải cách tại Athens, Hy Lạp ngày 11/1. Nguồn: AFP/TTXVN Tổng thống Cộng Séc Milos Zeman. Ảnh: EPA/TTXVN
2. Ngoại trưởng Nga và Iran điện đàm thảo luận tình hình Syria
Ngày 12/1, Bộ Ngoại giao Nga thông báo, Ngoại trưởng nước này Sergei Lavrov và người đồng cấp Iran Mohammad Javad Zarif đã có cuộc điện đàm để thảo luận về tình hình Syria trước thềm Đại hội đối thoại dân tộc Syria, dự kiến diễn ra tại thành phố Sochi của Nga vào cuối tháng này.
Theo thông báo trên, hai bên đã trao đổi quan điểm về tình hình hiện tại ở Syria, trọng tâm là tìm kiếm con đường giải quyết chính trị trên cơ sở Nghị quyết số 2254 của Liên hợp quốc.
3. Người Thổ Nhĩ Kỳ có thể bị bắt khi tới Mỹ
Trong một cảnh báo đi lại công bố ngày 12/1, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng các công dân nước này có thể đối mặt với nguy cơ bị bắt giữ khi đến Mỹ. Bộ trên cũng nhắc tới nguy cơ cao các vụ tấn công khủng bố và bạo lực xảy ra tại Mỹ gần đây.
Cảnh báo của Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ trong tuần này cũng đưa ra cảnh báo tương tự với các công dân của mình tới Thổ Nhĩ Kỳ.
Căng thẳng giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ gia tăng sau khi một tòa án tại Mỹ kết án Phó Giám đốc điều hành ngân hàng Halkbank của Thổ Nhĩ Kỳ phạm tội gian lận và vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran.
4. Thủ tướng Nhật Bản công du 6 nước Baltic và Đông Nam Âu
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 12/1 đã bắt đầu chuyến công du tới ba nước vùng Baltic là Estonia, Latvia và Lithuania, cùng ba nước Đông Nam Âu là Bulgaria, Serbia và Romani. Chuyến công du này là chuyến thăm đầu tiên của một nhà lãnh đạo Nhật Bản tới các nước này.
Phát biểu với các phóng viên tại văn phòng thủ tướng trước khi ra sân bay Haneda ở Tokyo, ông Abe cho biết trong các cuộc hội đàm với lãnh đạo các nước trên trong khuôn khổ chuyến thăm này, ông sẽ xác nhận sự hợp tác ứng phó với các thách thức khẩn cấp đối với cộng đồng quốc tế, trong đó có cuộc khủng hoảng Triều Tiên.
5. Binh sỹ Ấn Độ và Pakistan đấu súng ở Kashmir
Binh sỹ Ấn Độ và Pakistan ngày 12/1 đã đấu súng dữ dội nhắm vào vị trí của nhau tại đường kiểm soát (LoC) phân chia khu vực Kashmir.
Vụ việc xảy ra tại LoC ở khu vực Kamalkote thuộc thị trấn biên giới Uri, cách thành phố Srinagar, thủ phủ mùa Hè của khu vực Kashmir do Ấn Độ kiểm soát, 117km về phía Tây Bắc.
Một giới chức quân đội Ấn Độ cho biết quân đội Pakistan đã vô cớ bắn vào các vị trí của Ấn Độ ở khu vực Kamalkote dọc LoC và các binh sỹ Ấn Độ nổ súng đáp trả. Hiện chưa có thông tin về thiệt hại hay thương vong từ hai phía.
6.Hàn Quốc: Tòa án ra lệnh phong tỏa tài sản của cựu Tổng thống Park
Theo Yonhap, ngày 12/1, Tòa án quận trung tâm Seoul đã quyết định phong tỏa khoảng 6 tỷ won (5,62 triệu USD) trong số các tài sản của cựu Tổng thống Park Geun-hye vì cáo buộc bà nhận hối lộ trong vụ việc có liên quan đến Cơ quan tình báo quốc gia (NIS).
Tòa án trên đã chấp nhận yêu cầu của các công tố viên về việc tịch thu tạm thời căn hộ mới của bà Park, trị giá 2,8 tỷ won (2,61 triệu USD) ở phía Nam thủ đô Seoul, và các tấm séc trị giá 3 tỷ won (2,8 triệu USD).
Bà Park sẽ bị cấm tiến hành giao dịch đối với các khoản tiền gửi ngân hàng và tải sản, trong đó có việc bán, chuyển giao, hoặc cho thuê, cho đến khi tòa án ra phán quyết về các cáo buộc bà nhận hối lộ.
7. Đình công lớn tại Hy Lạp phản đối cải cách của chính phủ
Hệ thống tàu điện ngầm tại thủ đô Athens của Hy Lạp ngày 12/1 đã ngừng hoạt động do các cuộc đình công phản đối các cải cách mới mà Quốc hội nước này dự kiến thông qua ngày 15/1 để đổi lấy các khoản giải ngân mới.
Việc tạm ngừng hoạt động hệ thống tàu điện ngầm Athens với khoảng 938.000 lượt người sử dụng hàng ngày đã gây ra tình trạng ùn tắc giao thông trong thành phố 3,8 triệu dân này.
Tại các bến phà, nhiều tàu cũng không thể nhổ neo do công nhân đình công, ngoài ra dịch vụ khám, chữa bệnh tại nhiều bệnh viện nhà nước cũng bị đình trệ do nhiều bác sỹ nghỉ làm. Dự kiến sẽ có thêm nhân viên đình công nữa trong ngày 15/1.
8. Cử tri Séc bắt đầu bầu cử Tổng thống
Chiều 12/1, khoảng 8,5 triệu cử tri Séc bắt đầu đi bầu tổng thống nhiệm kỳ mới. Các điểm bầu cử bắt đầu mở cửa từ lúc 14h theo giờ địa phương (20h theo giờ Hà Nội) và đóng cửa vào lúc 14h (giờ địa phương) ngày hôm sau. Ngoài Tổng thống đương nhiệm Milos Zeman còn có 8 ứng cử viên khác tranh cử cho nhiệm kỳ 5 năm tới.