Thực hiện Chương trình hành động số 03-CTr/TU ngày 25/12/2020 của BCH Đảng bộ tỉnh và Quyết định số 69/QĐ-UBND ngày 13/1/2021 của UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành Kế hoạch triển khai chương trình hoạt động theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025, hiện nay Sở KH&ĐT đang tiếp tục hoàn thiện Đề án phát triển doanh nghiệp Nghệ An đến năm 2025.
Tính đến cuối năm 2020, trên địa bàn Nghệ An đã có 23.404 doanh nghiệp đăng ký thành lậpmới, trong đó số doanh nghiệp thực tế hoạt động và có phát sinh thuế là 13.220 đơn vị, tăng bình quân 9,9%/năm giai đoạn 2016 - 2020.
Việc số lượng doanh nghiệp tăng nhanh, đã góp phần hết sức quan trọng trong thu hút lao động, tạo việc làm cho nền kinh tế. Trong đó, số lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp năm 2016 là 192.286 người, đến năm 2020 là 221.205 người, tăng bình quân 3,6%/năm.
Tuy nhiên, có một thực tế đang diễn ra ở Nghệ An là hầu hết các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, chính vì thế tính cạnh tranh so với các doanh nghiệp trong khu vực không cao. Chưa kể nhiều doanh nghiệp chưa tiếp cận và áp dụng các phương thức kinh doanh hiện đại nên nhiều sản phẩm doanh nghiệp làm ra không được biết đến rộng rãi trên thị trường.
Theo số liệu thống kê, 6 tháng đầu năm 2021 toàn tỉnh Nghệ An có 1.003 doanh nghiệp thành lập mới; có 319 chi nhánh, văn phòng đại diện được thành lập mới; 484 doanh nghiệp đăng ký hoạt động lại. Tuy nhiên, song song với đó cũng có đến 653 doanh nghiệp đăng ký dừng hoạt động, và 85 doanh nghiệp buộc phải giải thể.
Doanh nghiệp may mặc là một trong những lĩnh vực thu hút đông đảo công nhân lao động. Ảnh: Thu Huyền Theo Đề án
Phát triển doanh nghiệp Nghệ An đến năm 2025 được Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng và được các sở, ngành, huyện, thị góp ý, Nghệ An phấn đấu đến năm 2025 có 30.000 doanh nghiệp, trong đó 20.000 doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Để thực hiện tỉnh đề ra 7 nhóm giải pháp hỗ trợ gồm: Tuyên truyền phát triển doanh nghiệp, phát triển số lượng và nâng cao chất lượng doanh nghiệp; đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp; tiếp tục kiện toàn nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức hiệp hội doanh nghiệp; nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Cũng theo đề án, các doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỗ trợ riêng về phát triển nguồn nhân lực và xúc tiến, mở rộng thị trường, tiếp cận tín dụng, thông tin tư vấn pháp lý; khuyến khích doanh nghiệp chuyển đổi số; hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo và doanh nghiệp khi tham gia cụm liên kết ngành, tạo chuỗi giá trị mới; hỗ trợ về kho bãi, phí vận chuyển...
Hiện tại, trên địa bàn Nghệ An số lượng doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ chiếm tỷ lệ khá cao. Trong ảnh, công nhân làm việc trong nhà máy chế biến thủy sản tại Nghệ An. Ảnh: Quang An Cũng theo đề án, các doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỗ trợ riêng về phát triển nguồn nhân lực và xúc tiến, mở rộng thị trường, tiếp cận tín dụng, thông tin tư vấn pháp lý; khuyến khích doanh nghiệp chuyển đổi số; hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo và doanh nghiệp khi tham gia cụm liên kết ngành, tạo chuỗi giá trị mới; hỗ trợ về kho bãi, phí vận chuyển...