(Baonghean) - Trần Tấn (năm sinh không rõ, mất năm 1874) người thôn Trường Niên, xã Thanh Chi, huyện Thanh Chương - Nghệ An, là thủ lĩnh của phong trào Văn Thân chống Pháp dưới thời Nguyễn. Khi đứng ra khởi nghĩa, Trần Tấntuổi đã cao, trên 70, tóc bạc nhưng chí khí và sức khoẻ còn dồi dào, nên nhân dân xưng tụng ông là An Nam Đại Lão tướng quân.


Sách Lịch sử Thanh Chương viết: Từ năm 1864-1874, thực dân Pháp đẩy mạnh bình địnhnước ta. Nhiều sỹ phu yêu nước cùng nhân dân toàn quốc rất căm ghét giặc Tây và sΩn sàng đứng dậy chống giặc, cứu nước. Nhưng triều đình nhà Nguyễn bạc nhược, nhục nhã đầu hàng và cố tình ngăn chặn những cuộc nổi dậy chống Pháp. Vì vậy, ở Nghệ - Tĩnh, các tầng lớp nhân dân càng căm thù thực dân Pháp, đồng thời có phản ứng mạnh mẽ đối với thái độ đầu hàng của triều Nguyễn. Trong bối cảnh đó, Trần Tấnđãthảo hịch "Bình Tây sát tả" kêu gọi binh sĩ và nhân dân đứng lên khởi nghĩa. Thanh Chương rồi đến Nam Đàn và các huyện khác nhân dânnô nức hưởng ứng. Chỉ trong mấy ngày, quân số nghĩa quân đã lên tới mấy ngàn người.


775615_small_74255.jpg

                         Nhà thờ Trần Tấn ở xã Thanh Chi - Thanh Chương.

Đầu năm 1874, Trần Tấn và Đặng Như Mai - học trò của ông thực hiện cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp và triều đình Huế, còn được biết đến là cuộc khởi nghĩa năm Giáp Tuất.

Khởi nghĩa Giáp Tuất đã làm cho thực dân Pháp và Nam Triềunhiều phen thất điên bát đảo. Thực dân Pháp và tay sai phải tập trung toàn lực để đối phó với nghĩa quân Trần Tấn. Chúng treo thưởng400 lạng bạc và chức quan chánh phẩm cho aigiết hoặc bắt được "giặc Mai, giặc Tấn".


Tháng 9-1874, Trần Tấn phải vượt biên rút về Cam Môn (nay thuộc tỉnh Khăm Muộn của Lào), ít lâu sau bị ốm và mất ở đó. Con ông là Trần Hướng tiếp tục kháng chiến, nhưng bị bọn tổng lý xã Hữu Bằng (nay là xã Sơn Bằng) huyện Hương Sơn bắt nộp cho Pháp. Còn Đặng Như Mai lên chiếm Phủ Quỳ lập căn cứ, cũng bị nội gián bắt giao cho triều đình. Cuối năm 1874, cả Trần Hướng và Đặng Như Mai đều bị xử tử, chém bêu đầu tại Thành Vinh.


Ghi nhớ công lao to lớn của Trần Tấn cùng các nghĩa quân, hiện tại ở quê hương ông vẫn còn di tích của cuộc kháng chiến năm xưa: nền Tế Cờ trên Rú Đài được các nghĩa quânxây dựng năm 1873 để tổ chức lễ tế vẫn còn đó. Nhà thờ Trần Tấn được xây dựng vào năm 1910 dưới chân Rú Đài, hướng Đông Nam, gồm có 2 tòa: bái đường và hậu cung, cách nền Tế Cờ khoảng 300m về phía Đông Bắc, trên khu vườn có tổng diện tích 379,5m2.

Đây còn là nơi thờ Trần Hướng - con trai và vợ Trần Tấn, cùng các thế hệ con cháu họ Trần Đức đã có công với nước. Nền Tế Cờ và Nhà thờ Trần Tấn ngoài giá trị to lớn về lịch sử, còn lưu giữ những hiện vật quý như câu đối, hương án, bàn thờ, bộ tam sư bằng đồng, bát hương cổ..., đặc biệt là nghiên bút bằng đá mà Trần Tấn đã dùng trong thời gian viết hịch kêu gọi khởi nghĩa. Khu di tích này đã được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia vào năm 2002.


Tuy vậy, hiện nay di tích đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Nhằm bảo tồn di tich quý giá này, ngày 9/9/2011, Bộ VH-TT-DL đã có công văn gửi UBND tỉnh Nghệ An.


Dựa theo công văn của Bộ VH- TT- DL, tỉnh Nghệ An đã có Quyết định, ngày 18/4/2012, lập dự án " Tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử mộ, Nhà thờ Trần Tấn và nền Tế Cờ tại xã Thanh Chi huyện Thanh Chương". Tổng mức đầu tư dự án khoảng 10 tỷ đồng, một phần từ ngân sách huyện và kêu gọi nhân dân trong vùng và dòng họ đóng góp. Thanh Chương, nơi thực hiện dự án là một huyện miền núi rất nghèo, mặc dù UBND huyện và người dân nơi đây rất tâm huyết và vui mừng khi có dự án, nhưng tiềm lực của huyện vàđiều kiện thực tạikhó đáp ứng nhu cầu của dự án. Cần lắm lòng hảo tâm và trách nhiệm của những người trong và ngoài họ Trần ủng hộ, giúp đỡ để Dự án trên được hoàn thành đúng tiến bộ.


Hồ Sĩ Tá