(Baonghean.vn) -Với các bản làng người Mông Nghệ An thời điểm từ tháng 7 đến tháng 9 âm lịch là lúc khắp các nhà nhộn nhịp làm giấy thờ để chuẩn bị cho những ngày lễ Tết. 

images2021771_1.jpgThời điểm từ tháng 7 đến tháng 9 âm lịch là lúc khắp các bản làng người Mông bước vào mùa làm giấy. Loại giấy này không dùng để viết mà đối với người Mông có một ý nghĩa rất lớn là nơi kết nối thế giới tâm linh giữa người sống và người đã khuất. Ảnh: Đào Thọ
Những cây giang (cùng họ tre, nứa) trong rừng được chọn làm giấy là loại cây không non, không già mang về chẻ bỏ phần cật, sau đó đem rửa sạch. Ảnh: Đào Thọ
Giang được cho vào nồi đun kỹ chừng 2-3 ngày. Ảnh: Đào Thọ
Sau đó mới đem ra giã nát rồi tiếp tục đem vào trộn cùng tro bếp để nấu. Ảnh: Đào Thọ
Nước giang được rải mỏng ra phơi trên một bìa rộng. Ảnh: Đào Thọ
Mỗi khi có nắng phải đem phơi thật kỹ giấy mới nổi bật màu trắng. Ảnh: Đào Thọ
Sản phẩm giấy thờ của người Mông. Ảnh: Đào Thọ
Những tấm giấy này được người Mông dùng dán trong nhà dịp năm mới hay để lễ cúng. Đây là một "sáng tạo" và cũng chính là nét văn hóa đặc sắc của cộng đồng dân tộc này. Ảnh: Đào Thọ

 Đào Thọ

TIN LIÊN QUAN