Rau má được coi là một loại thuốc bổ dưỡng để có sức khỏe tốt, tăng cường trí nhớ, giảm stress, tốt cho tim mạch rất hiệu quả.
Theo Trung y, rau má có tính hàn (lạnh), tân (cay), khổ (đắng). Khi ăn ở dạng tươi như một loại rau có thể ăn hàng ngày, người ta cho rằng nó giúp cho việc duy trì sự trẻ trung, làm đẹp.
Nước sắc từ lá rau má được coi là có tác dụng hạ huyết áp. Loại nước sắc này cũng được coi là một loại thuốc bổ dưỡng để có sức khỏe tốt (tăng trí nhớ, thị lực). Loại thuốc đắp từ lá cũng được dùng để điều trị những chỗ đau, hạ sốt.
Rau má giúp tăng trí nhớ, giảm stress: Triterpenoids trong rau má cũng có thể làm giảm sự lo lắng và tăng cường chức năng tâm thần trong một số cá nhân.
Tốt cho các bệnh tim mạch: Rau má có thể giúp giảm sưng và cải thiện lưu thông trong cơ thể, nhất là với các bệnh liên quan đến tĩnh mạch như giãn tĩnh mạch và suy tĩnh mạch.
Rau má còn được dùng trong điều trị các chứng phù; viêm thanh quản, tĩnh mạch, phế quản; các bệnh trĩ, phong, eczema hay vẩy nến; giải ngộ độc sắn và lợi tiểu. Một vài báo cáo khoa học cho thấy khả năng của rau má trong việc hỗ trợ làm lành vết thương.
Làm đẹp: Rau má không chỉ mát bổ lại làm đẹp rất hiệu quả. Đặc biệt đối với phái đẹp, rau má có những tác dụng “thần kỳ” đối với làn da. Nước rau má có tác dụng dưỡng ẩm cho da, làm chậm sự lão hóa. Không chỉ giúp ích cho quá trình thanh lọc cơ thể mà nó còn làm mát da, trị mụn và sẹo trên da.
Trị mụn: Rau má tươi 30-100g rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống hàng ngày hoặc dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi hòa đường uống.
Lưu ý:
Một ngày mỗi người bình thường có thể dùng một cốc rau má (tương đương với khoảng 40 gram rau má) nhưng không nên uống quá một tháng. Nếu muốn dùng đợt tiếp theo phải nghỉ tối thiểu là nửa tháng rồi mới dùng tiếp.
Phụ nữ mang thai, người đang mắc bệnh tiểu đường, bệnh gan, tiền sử bệnh tổn thương da, ung thư hoặc người đang sử dụng một số loại thuốc không nên dùng rau má, để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
Theo VOV