(Baonghean.vn) - Để có bộ trang phục đẹp, chị em phụ nữ Thái thực sự vất vả và công phu, vừa đòi hỏi sự kiên trì và khéo léo của đôi bàn tay, vừa đòi hỏi sự tinh tế và khiếu thẩm mỹ.
Quy trình sản xuất các mặt hàng thổ cẩm truyền thống của phụ nữ dân tộc Thái qua rất nhiều khâu. Đầu tiên là trồng, chăm sóc và thu hoạch bông. Quả bông được tách ra, rồi dùng dụng cu bật cho những sợi bông tơi và nhuyễn, thành dạng thô. Thao tác này thường được ví là "nghệ sỹ chơi đàn một tay". Trong ảnh: Phụ nữ dân tộc Thái bản Xiềng, xã Môn Sơn (Con Cuông) thực hiện công đoạn bật bông. Ảnh: Công Kiên Bông bật xong được đưa vào dụng cụ cán để tạo sự liên kết giữa các sợi bông. Ảnh: Công Kiên Sau khi cán, bông được vò thành từng nắm nhỏ rồi dùng dụng cụ để kéo thành sợi dài. Thao tác này đòi hỏi sự khéo léo và nhuần nhuyễn của đôi tay, nếu không sợi bông sẽ bị đứt hoặc kích thước không đều. Ảnh: Công Kiên Sợi bông được kéo xong, tiếp tục được đưa vào xa kéo sợi để xe bông thành chỉ. Khi quay xa phải đều tay, nhịp nhàng giữa tay xe sợi và tay quay xa, chỉ mới săn đều, sợi mới dai để dễ dệt thành vải. Sau đó, sợi được cuộn thành những cuộn to. Ảnh: Công Kiên Để tấm vải có màu sắc, trước khi dệt, bà con vào rừng tìm một số loài cây về nấu cho đến khi nước có màu sắc rồi nhúng cuộn sợi vào nước khoảng 30 phút, sau đó đem phơi khô. Mỗi loại cây có một màu sắc, để có nhiều màu, chị em thường dùng nhiều loại cây khác nhau hoặc pha chế để phối màu màu theo kinh nghiệm dân gian. Ảnh: Công Kiên Sợi được ngâm màu và phơi khô, đảm bảo độ săn, dai, bền và chắc sẽ được mắc vào khung cửi để dệt nên những tấm vải theo ý muốn của người dệt. Công đoạn dệt cũng đòi hỏi sự khéo léo của đôi tay, nhịp nhàng của đôi chân và tinh tế của đôi mắt để làm nên những sản phẩm có đường nét nhuần nhuyễn, màu sắc hài hòa, hoa văn tinh xảo. Ảnh: Công Kiên Bởi sự kỳ công, khéo léo và tinh xảo nên sản phẩm dệt thổ cẩm của phụ nữ dân tộc Thái không chỉ đáp ứng nhu cầu trang phục của mình mà còn được du khách ưa chuộng, tìm kiếm Ảnh: Công Kiên Công Kiên