Những bất lợi về vị trí địa - kinh tế, thiên nhiên, khí hậu, tạo nên những vòng luẩn quẩn về thu nhập, đầu tư rất khó bứt thoát.
Mức độ đầu tư từ ngân sách địa phương cho phát triển KH&CN cũng còn rất ít và đến nay, Nghệ An vẫn chưa có các tổ chức trung gian hỗ trợ, thúc đẩy công nghệ cao, thương mại hóa sản phẩm (đặc biệt là các cơ sở ươm tạo công nghệ, doanh nghiệp khoa học công nghệ.
Các nỗ lực thúc đẩy phát triển KH&CN thời gian qua chưa đủ mang tính đủ đột phá, thay đổi cơ bản các nền tảng phát triển KH&CN.
Phân tích trên cho thấy, Nghệ An có một số bất lợi thế. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Nghệ An không thể để vươn lên, mà ngược lại, nếu dựa trên lợi thế về con người, các thể chế và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và phát triển KH&CN một cách đúng đắn, Nghệ An có thể từng bước khắc phục bất lợi thế và tiến xa hơn nhiều so với hiện nay.
Trong bối cảnh phát triển mới, chiến lược phát triển KH&CN Nghệ An cần dựa trên các quan điểm và định hướng chính chính như sau:
Một là, do những bất lợi về địa kinh tế - địa lý, chiến lược căn bản, lâu dài của Nghệ An là phát triển KH&CN thành một động lực cơ bản, lâu dài trong phát triển kinh tế - xã hội Nghệ An; đồng thời kiên trì xây dựng chính quyền Nghệ An đứng trong tốp đầu trong cả nước về kiến tạo phát triển và năng động.
Hai là, TP. Vinh nói riêng, Nghệ An nói chung (Vinh/Nghệ An) chỉ nên tập trung khai thác tối đa những lợi thế cạnh tranh tương đối của mình, cần thực dụng hơn, không nên theo đuổi những mục tiêu khó đạt, những lĩnh vực mình không có lợi thế, nhất là trong điều kiện khó có thể tăng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, sự gia tăng cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các địa phương. Hai thế mạnh tương đối mà Vinh/Nghệ An cần tiếp tục đẩy mạnh đầu tư, phát triển là nguồn nhân lực, nhất là công nghệ thông tin và hệ thống giáo dục đào tạo, trong đó có khai thác hữu hiệu nguồn nhân lực vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh.
Ba là, để giảm những bất lợi địa kinh tế và tăng tính hấp dẫn của Vinh/Nghệ An trong nước và quốc tế, chiến lược phát triển KH&CN cần dựa chủ yếu vào việc liên tục hoàn thiện mạnh mẽ, nhanh hơn các tỉnh khác môi trường đầu tư, kinh doanh nói chung và đối với KH&CN nói riêng; tập trung đầu tư, phát triển những lĩnh vực kinh tế số, kinh tế chia sẻ, nhất là công nghệ thông tin hoặc những ngành mà chi phí vận chuyển thấp hoặc không đáng kể.
Bốn là, để phát triển ngành chiến lược cần ưu tiên, nhất là công nghệ thông tin, cần khai thác tối đa cơ hội, lợi ích từ hội nhập, trong đó mời gọi được các công ty trong nước, đa quốc gia phù hợp và có sức lan tỏa tốt, các chuyên gia giỏi trong nước, Nghệ kiều và cả quốc tế là tối cần cần thiết.
Năm là, việc hỗ trợ nâng cấp phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo, vai trò của thị trường là quan trọng, tuy nhiên, do các doanh nghiệp trên địa bàn còn quá yếu, vai trò “bà đỡ” của chính quyền cần quyết liệt hơn, mang tính tinh xảo hơn, với tầm nhìn xuyên quốc gia và dài hạn.
Sáu là, phần lớn các quan điểm trên đã được thể chế hóa, nhất là phát triển công nghệ thông tin, giáo dục-đào tạo, nông nghiệp, tuy nhiên cần bổ sung và tiếp tục chi tiết hóa các định hướng chính sách, tính đến trình độ phát triển địa phương, đặc trưng văn hóa, bối cảnh và triển vọng phát triển kinh tế, KH&CN trong nước và quốc tế.