Trong một nỗ lực toàn cầu để làm sáng tỏ nguyên nhân hàng đầu gây mất sức lao động ở Mỹ, 200 nhà nghiên cứu từ Anh, Mỹ và Úc đã phát hiện ra rằng tất cả chúng ta đều mang một số nguy cơ di truyền của bệnh trầm cảm.

Nghiên cứu cũng thấy các thuốc chống chống trầm cảm hiện nay thực sự nhắm vào đúng vào một số biến thể di truyền - mặc dù hoàn toàn là do tình cờ.

Việc khám phá ra rất nhiều gen mới chung cho mọi người là một bước đột phá trong sự phát triển các liệu pháp mới, trúng đích hơn cho căn bệnh này.

Tổ chức Y tế Thế giới ước tính 350 triệu người trên toàn thế giới đang phải vật lộn với căn bệnh trầm cảm.

155859-1.jpg
 

Trầm cảm là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế trên toàn thế giới, và ở Mỹ, có hơn 16 triệu người mắc bệnh.

Rối loạn sức khỏe tâm thần đang trở nên phổ biến hơn, nhưng khoa học vẫn đang tụt hậu sau sự lây lan của bệnh, khiến cho hàng triệu người phải tìm kiếm phương pháp điều trị.

Sự thiếu hiệu quả của thuốc phần lớn là do chúng ta còn ít biết về nguyên nhân và sinh lý trầm cảm - giống như nhiều vấn đề sức khỏe tâm thần khác.

Tuy nhiên, nghiên cứu mới này là một “bước tiến lớn về phía trước” theo đúng hướng, như nhận định của Patrick Sullivan, chuyên gia về di truyền học và tâm thần tại Đại học Bắc Carolina.

Sự tồn tại của 44 yếu tố nguy cơ di truyền của trầm cảm cũng xác nhận rằng căn bệnh này thực sự có thể tấn công bất cứ ai.

Phát hiện cung cấp bằng chứng quan trọng cho thấy hầu hết chúng ta mang gen yếu tố nguy cơ trầm cảm, vì vậy ý kiến cho rằng người bị trầm cảm “khác chúng ta” về mặt nào đó là hoàn toàn không đúng.

Các nhà nghiên cứu đã đánh giá ADN của 135.000 người bị trầm cảm và 344.000 người đối chứng không bị bệnh này.

Họ phát hiện ra rằng, về mặt di truyền, tất cả mọi người đều nằm trong một “phổ” nguy cơ trầm cảm.

Tất cả chúng ta đều có thể thừa kế một số yếu tố nguy cơ trầm cảm nào đó, nhưng tùy thuộc vào việc chúng ta rơi vào đoạn nào trong phổ này và những gì xảy ra với chúng ta trong suốt cuộc đời, chúng ta có thể có hoặc không phát triển bệnh trầm cảm.

Nhưng tất cả mọi người đều nằm ở đâu đó trong dải phổ này.

Cần lưu ý là mặc dù nghiên cứu rất lớn, nhưng nó chỉ dựa trên “các đối tượng người Âu và Âu-Mỹ”.

"Cần nhắc lại nghiên cứu này trên nhiều quân thế sắc tố lớn hơn", bao gồm cả người châu Phi và Trung Quốc.

Theo các tác giả, nghiên cứu mới cho phép chấm điểm nguy cơ di truyền bằng cách xem xét toàn bộ bộ gen để tính toán nguy cơ chung cho bệnh trầm cảm và có thể áp dụng theo cách chưa từng thấy trước đây.

Vẫn còn một chặng đường dài trước khi biến những hiểu biết này thành điều trị trúng đích, nhưng việc thừa nhận những tác động kép của di truyền và môi trường sẽ đóng vai trò then chốt.