Thời gian qua, một số bệnh lý do cơ thể thiếu canxi và sự cần thiết phải bổ sung canxi đã được nhận thức tốt hơn trong cộng đồng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chưa có nhận thức đầy đủ về phương pháp bổ sung canxi cho cơ thể, dẫn đến hiệu quả hấp thu chưa cao, thậm chí còn gây ra một số hậu quả đáng tiếc.

Chỉ trông cậy vào canxi tự nhiên

Nhiều người cho rằng chỉ cần trông cậy vào nguồn canxi tự nhiên đến từ cơ thể là đủ, trong đó khá nhiều người coi sữa là thần dược khi cơ thể thiếu canxi.

Thực tế, chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra rằng, thức ăn hằng ngày chỉ cung cấp 20% - 30% nhu cầu canxi cho cơ thể.

Tại hội thảo “Bổ sung canxi hiệu quả, an toàn” được tổ chức tại Viện Dinh dưỡng ngày 29/5/2014, các chuyên gia Nhật Bản đã nhận định, tỷ lệ hấp thụ canxi của cơ thể giảm dần theo độ tuổi. Theo đó, ở người 20-30 tuổi, tỷ lệ hấp thụ canxi chiếm 30% lượng canxi từ khẩu phần ăn, ở tuổi 40-50 là 20% và người trên 60 tuổi chỉ hấp thụ được 10% lượng canxi cung cấp qua khẩu phần ăn. Điều đó giải thích tại sao chúng ta mặc dù được ăn uống đầy đủ mà vẫn bị thiếu canxi và chứng loãng xương tăng lên rõ rệt ở người cao tuổi.

Những lầm tưởng

Nhiều người  lầm tưởng về thực phẩm chứa canxi, ví dụ như ăn cả vỏ tôm vì nghĩ vỏ tôm giàu canxi. Thực chất thì vỏ tôm được cấu tạo từ chitin[U1] , không phải canxi do đó ăn nhiều có nguy cơ bị táo bón. Cũng có thể họ ăn kết hợp những thực phẩm giàu canxi như ăn hải sản cùng với đậu phụ, khoai lang và rau cải bó xôi. Hậu quả là axit phytic trong các thực phẩm này sẽ làm canxi kết tủa thành muối, khiến cơ thể không hấp thu được…

200818-1.jpg

Chỉ bổ sung canxi khi thiếu

Chỉ bổ sung canxi khi thiếu là ngộ nhận của hầu hết mọi người. Thông thường, nhiều người rất chú trọng bổ sung đạm, vitamin, nhưng lại lười bổ sung canxi mà chỉ khi cơ thể “biểu tình” mới bắt đầu sử dụng. Ví dụ như trẻ em đang lớn mỏi xương vì thiếu canxi, người già mắc chứng loãng xương rồi mới đi uống, hay phụ nữ mang thai bác sĩ kê đơn mới uống canxi.

Trong khi đó, 95% khung xương, răng, móng tay của chúng ta được cấu tạo từ canxi và bị hư hao hàng ngày thông qua mồ hôi và nước tiểu. Và cùng với tuổi tác, sự hao hụt canxi diễn ra nếu không có lượng bù đắp sẽ dẫn đến các quá trình xốp xương, loãng xương, tiêu xương.

Bổ sung quá liều

Lựa chọn canxi không đúng, bổ sung quá liều dẫn đến táo bón mà cơ thể không hấp thu hết cũng là một trong những sai lầm thường gặp.

Có nhiều bà mẹ vì muốn con mình cao lớn hơn, đã lạm dụng nhiều thuốc cốm bổ canxi mà không biết rằng có nguy hại cho con. Tùy mức độ thừa canxi ít hay nhiều có thể gây các biến chứng từ nhẹ đến nặng như ăn không ngon miệng, táo bón, buồn nôn, mệt mỏi, đau cơ, đau xương, tiểu nhiều làm mất nước. Nếu quá thừa, lượng canxi không hấp thụ hết có thể tích tụ gây vôi hóa thận, sỏi mật, giảm chức năng thận, giảm hấp thu các chất khoáng khác như sắt, kẽm, magiê, photpho… tăng canxi trong máu.

Bởi vậy, nhận biết đúng dấu hiệu, bổ sung canxi đúng cách sẽ giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.