Chuyến thám hiểm 1902 không hề tồn tại  đã được đưa vào các sách sử. Sự thật này bị nhà địa lý người Pháp François-Xavier Bonnet phanh phui.

Hầu như không ngạc nhiên rằng, các bài viết bằng tiếng Anh về tranh chấp, do các tác giả người TQ viết và dựa vào các nguồn của TQ, lại có quan điểm ủng hộ phía TQ.

Cheng đã đánh giá là "có thể an tâm khi nói rằng, yêu sách của TQ về chủ quyền các quần đảo ở Biển Đông là mạnh hơn. Chiu và Park kết luận, "yêu sách của TQ về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là mạnh hơn yêu sách của VN".

Còn quan điểm của tác giả Shen đã thể hiện rõ ràng ngay từ tiêu đề của các bài báo: "Các nguyên tắc luật pháp quốc tế và bằng chứng lịch sử ủng hộ danh nghĩa chủ quyền của TQ đối với các quần đảo ở Biển Đông" và "Chủ quyền của TQ đối với các quần đảo ở Biển Đông".

Những nhận định trên ngày nay vẫn còn ảnh hưởng: như một ví dụ, chúng được trích dẫn trong các bài báo của Li và Tan năm 2014. Tuy nhiên, một sự kiểm tra kỹ lưỡng hơn những bằng chứng mà các bài báo này dựa vào hé lộ, chúng không hoàn toàn đáng tin cậy. Các bài báo trên các tạp chí từ năm 1933, 1956 và 1974 không nên được coi là bằng chứng trung lập, mà nên được coi là một cách hiểu thiên kiến về một lịch sử gây tranh cãi.

Phạm vi bài viết này không đủ để đề cập tới mọi tuyên bố của các tác giả về những sự kiện trước thế kỷ 19. Một cách tóm tắt, các bài viết của Cheng, Chiu và Park, Samuels và Shen đều chia sẻ nhận định chung, rằng TQ luôn là cường quốc thống trị về hàng hải, thương mại và nghề cá ở Biển Đông.

Chẳng hạn như Cheng đã viết rằng, "Nó [Biển Đông] là một phần quan trọng của tuyến đường biển từ châu u sang phương Đông kể từ thế kỷ 16, một thiên đường cho các ngư dân từ đảo Hải Nam và cửa ngõ cho các doanh nhân TQ từ phía nam TQ sang Đông Nam Á kể từ những thời kỳ xa xưa".

images1173646__nh_khai_th_c.jpgTQ ngang nhiên công bố ảnh về đường băng mới xây trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (nguồn Internet).

Nhưng các nghiên cứu lịch sử Biển Đông có tính thực nghiệm nhiều hơn lại gợi ý rằng tình hình thực tế phức tạp hơn nhiều. Các công trình của các nhà sử học Leonard Blussé, Derek Heng, Pierre-Yves Manguin, Roderich Ptak, Angela Schottenhammer, Li Tana, Nicholas Tarling và Geoff Wade đã cho thấy đã có nhiều quốc gia tham gia vào việc sử dụng biển ở thời kỳ tiền hiện đại.

Các tàu và thương nhân TQ gần như không có vai trò gì trong hoạt động thương mại trên biển cho mãi tới thế kỷ thứ 10 và thậm chí sau đó, họ cũng chưa có bao giờ có sự thống trị trên biển, mà vùng biển đó được người Mã Lai, người Ấn Độ, người Arập và người châu u cùng chia nhau sử dụng. Nghiên cứu của François-Xavier Bonnet, Ulises Granados và Stein Tonnesson đã cho thấy những điều tương tự vẫn tồn tại trong vùng này cho đến thế kỷ 20 như thế nào.

Theo các ghi chép từ đầu thế kỷ 20, nhà nước TQ đã gặp khó khăn lớn ngay cả trong việc kiểm soát bờ biển của chính họ và hoàn toàn không có khả năng mở rộng kiểm soát đến các quần đảo cách xa bờ hàng trăm dặm.

Chẳng hạn như, hai bài báo trên tờ The Times of London từ tháng 1/1908 mô tả sự bất lực của các nhà chức trách TQ trong việc kiểm soát cướp biển ở sông Tây Giang.

Một bài báo đăng tải năm 1909 trên tờ The Examiner của Australia cho biết, những người ngoại quốc ("2 người Đức, một người Nhật và nhiều người Mã Lai") đã bắt đầu hoạt động khai mỏ ở đảo Hải Nam mà nhà chức trách TQ không hay biết, cho mãi tới rất lâu sau đó.

Điều mà các ghi chép đương đại này cho thấy là, cho mãi tới giữa thế kỷ 20, Biển Đông về cơ bản vẫn không có sự quản lý, ngoại trừ các cuộc can thiệp của các cường quốc nước ngoài thỉnh thoảng diễn ra nhằm chống cướp biển.

Mãi đến năm 1909, tiếp sau bê bối liên quan đến sự chiếm đóng đảo Đông Sa của doanh nhân phân bón Nhật Nishizawa Yoshiji, nhà chức trách TQ mới bắt đầu quan tâm tới các hòn đảo ngoài khơi.

Về Hiệp ước phân định biên giới 1887

Tuy nhiên, tác giả Samuels biện luận rằng, một tuyên bố chủ quyền ngấm ngầm của TQ đối với quần đảo Trường Sa có thể đã có từ năm 1883, khi theo ghi chép của ông, chính quyền nhà Minh chính thức phản đối một cuộc thám hiểm quần đảo này do chính quyền Đức bảo trợ. Cơ sở duy nhất cho khẳng định này là bài viết trên ấn bản số tháng 5/1974 của tờ Nguyệt san Minh báo ở Hong Kong, mà không có thêm bằng chứng chứng thực khác.

Chiu và Park (trong chú thích số 47) cũng dựa vào một bài báo xuất bản trong một số phát hành năm 1933 của Nguyệt san Ngoại giao, 50 năm sau khi các sự kiện còn nhiều nghi vấn nói trên đã xảy ra. Heinzig và Samuels sau đó cũng đều trích dẫn số Nguyệt san Minh báo này khi nói rằng, cuộc thám hiểm của Đức năm 1883 thực sự phải rút lui tiếp sau sự phản đối của TQ.

Tuyên bố trên dường như rất ít khả năng xảy ra, vì các nhà thám hiểm Đức đã lập bản đồ quần đảo Hoàng Sa (chứ không phải quần đảo Trường Sa) trong khoảng giữa năm 1881 - 1883, hoàn thành công việc của họ và sau đó cho đăng tải một hải đồ. Ấn bản của Pháp được xuất bản năm 1885.

Samuels viết, Hiệp ước phân định biên giới TQ - Bắc Kỳ thời Pháp thuộc 1887 do chính phủ Pháp, trên danh nghĩa là đại diện miền bắc VN, thương lượng, có giá trị như một bản thỏa thuận quốc tế phân chia các đảo cho TQ. Điều 3 của Hiệp ước thực tế có phân chia các đảo ở phía đông kinh tuyến Paris 105°43’ cho TQ.

Tuy nhiên, Samuels và các tác giả khác đã không lưu ý rằng, Hiệp ước chỉ áp dụng cho Bắc Kỳ - miền bắc VN hiện nay và do đó chỉ có thể liên quan đến các đảo ở vịnh Bắc Bộ.

Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm xa hơn nhiều về phía nam, ở nơi khi đó thuộc địa hạt của An Nam (miền trung VN dưới sự cai trị của triều đình Huế) và Nam Kỳ, không được đề cập tới trong Hiệp ước.

Cuộc hành trình năm 1902?

Dường như cũng có một số nhầm lẫn về thời điểm diễn ra cuộc viếng thăm đầu tiên của các quan chức TQ tới quần đảo Hoàng Sa.

Dựa vào bài viết trên Nguyệt san Minh báo năm 1974, Samuels cho thời điểm đó là vào năm 1902, với chuyến đi trở lại vào năm 1908. Austin và Dzurek cũng tiếp thu ý kiến của Samuels ở điểm này. Li và Tan (năm 2014) cũng quả quyết tuyên bố chủ quyền năm 1902, cùng với một chuyến đi thám hiểm riêng rẽ vào năm 1907.

Cheng lại xác định thời điểm là năm 1907, dựa vào những nguồn tham khảo năm 1933 như Chiu và Park đã đề cập tới, là một ấn bản của Tuần báo quốc văn năm 1933. Tuy nhiên, đối lập với các ghi chép này, mà được viết 26 - 72 năm sau khi xảy ra các sự kiện chúng miêu tả, một khảo sát báo chí đương thời cho thấy rõ ràng là, chuyến thám hiểm đầu tiên của các quan chức TQ tới Hoàng Sa là vào năm 1909.

Có lí do thích hợp cho sự nhầm lẫn về cuộc thám hiểm năm 1902. Vào tháng 6/1937, lãnh đạo khu vực hành chính số 9 của TQ, Hoàng Cường, được cử tham gia sứ mệnh bí mật tới Hoàng Sa, một phần để kiểm tra xem liệu trên quần đảo này có hoạt động của người Nhật hay không.

Tuy nhiên, Hoàng còn có một vai trò nữa, được làm rõ trong một phụ lục bí mật của báo cáo của ông.

Một đoạn trích của phụ lục này được Ủy ban Các địa danh của tỉnh Quảng Đông công bố bằng tiếng Trung vào năm 1987. Thuyền của ông chở theo 30 cột mốc đá, một số đề năm 1902, số khác đề năm 1912 và số còn lại đề năm 1921.

Trên đảo Bắc, ông cho chôn 2 cột mốc đề năm 1902 và 4 cột mốc đề năm 1912; trên đảo Linh Châu, đoàn của ông Hoàng đã chôn 1 cột mốc đề năm 1902, một cột mốc đề năm 1912 và một năm 1921. Trên đảo Phú Lâm, họ đã chôn 2 cột mốc đề năm 1921. Cuối cùng, trên đảo Đá, họ chôn một cột mốc đề năm 1912.

Các cột mốc đã bị lãng quên cho mãi tới năm 1974, khi sau cuộc chiến Hoàng Sa, chúng được tìm thấy và "khám phá" này được loan báo trên các tờ báo Hong Kong, chẳng hạn như Nguyệt san Minh báo.

Chuyến thám hiểm 1902 không hề tồn tại này sau đó đã được đưa vào các sách sử. Mãi tới hiện tại, sự thật này mới được nhà địa lý người Pháp François-Xavier Bonnet phanh phui.

(Theo VNN)

TIN LIÊN QUAN