GS.TS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế cảnh báo, phần lớn các loại kháng sinh thuộc thế hệ cũ hiện nay đều không có tác dụng đặc hiệu. Các bệnh viện phần lớn phải sử dụng kháng sinh thế hệ mới trong điều trị.

6a_yoib.jpgNhiều người có thói quen mua thuốc kháng sinh không cần đơn của bác sĩ. Ảnh minh họa: Như Ý.

Tại lễ phát động Tuần lễ truyền thông toàn cầu phòng chống kháng thuốc kháng sinh (từ 13-19/11), diễn ra sáng 13/11, GS.TS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế cảnh báo, phần lớn các loại kháng sinh thuộc thế hệ cũ hiện nay đều không có tác dụng đặc hiệu. Các bệnh viện phần lớn phải sử dụng kháng sinh thế hệ mới trong điều trị. 

Các chuyên gia cảnh báo do việc nghiên cứu kháng sinh mới khó khăn, tốn kém và lâu dài nên việc kháng kháng sinh sẽ vô cùng nguy hiểm cho bệnh nhân nhiễm khuẩn nặng ở các khoa hồi sức và điều trị tích cực, bởi không có thuốc điều trị đặc hiệu.

Trong khi các quốc gia phát triển đang còn sử dụng kháng sinh thế hệ 1 thì Việt Nam đã sử dụng tới kháng sinh thế hệ 3 và 4. Đáng lo hơn, Việt Nam đã xuất hiện một vài loại siêu vi khuẩn kháng lại tất cả các loại thuốc kháng sinh.

Lãnh đạo Bộ Y tế thừa nhận, kháng kháng sinh ở Việt Nam đang ngày càng trầm trọng do sử dụng kháng sinh rộng rãi, kéo dài, lạm dụng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản và trồng trọt và đặc biệt là thói quen mua kháng sinh không cần đơn của một bộ phận người dân.

Để giải quyết vấn đề này, Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện thực hiện kê đơn thuốc theo đúng chỉ định, quy định, quy chế kê đơn thuốc nội trú và ngoại trú do Bộ Y tế ban hành.

Các viện cũng hình thành Hội đồng dược, thuốc, hàng tuần đều xem xét bệnh án, đơn thuốc của bác sĩ kê cho bệnh nhân xem có hợp lý hay không. Trong thời gian tới Bộ Y tế sẽ thí điểm giám sát bằng hệ thống camera tại nhà thuốc và đưa tiêu chí bán thuốc kháng sinh theo đơn vào tiêu chuẩn nhà thuốc đạt Thực hành tốt (GPP).

Gia tăng bệnh nhân tử vong vì kháng thuốc

Tại hội thảo các chuyên gia cho biết, trên thế giới, nhiều bệnh nhiễm khuẩn thông thường đang ngày càng trở nên kháng với các loại thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị các bệnh đó, việc này dẫn đến tình trạng bệnh kéo dài hơn và tử vong nhiều hơn. Các bệnh nhiễm khuẩn như viêm phổi cũng như HIV, bệnh lao và sốt rét ngày càng trở nên không điều trị được do tình trạng kháng thuốc.

Ông Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam cho hay, theo thống kê, nếu lạm dụng kháng sinh kéo dài không có kiểm soát, số lượng bệnh nhân tử vong do kháng thuốc sẽ tăng từ 700.000 người mỗi năm hiện nay lên hàng chục triệu người vào năm 2050.

Ông Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam cho hay, theo thống kê, nếu lạm dụng kháng sinh kéo dài không có kiểm soát, số lượng bệnh nhân tử vong do kháng thuốc sẽ tăng từ 700.000 người mỗi năm hiện nay lên hàng chục triệu người vào năm 2050. Con người có thể bị tử vong chỉ vì một vết cắt chảy máu do nhiễm trùng vết thương mà kháng sinh không đáp ứng. Cùng với đó việc lạm dụng kháng sinh làm gia tăng các biến cố có hại của thuốc không đáng có như dị ứng, sốc phản vệ, chảy máu đường tiêu hóa...

Con người có thể bị tử vong chỉ vì một vết cắt chảy máu do nhiễm trùng vết thương mà kháng sinh không đáp ứng. Cùng với đó việc lạm dụng kháng sinh làm gia tăng các biến cố có hại của thuốc không đáng có như dị ứng, sốc phản vệ, chảy máu đường tiêu hóa... Những điều này dẫn tới tăng tỷ lệ nhập viện, tử vong và gia tăng gánh nặng kinh tế cho gia đình người bệnh và cho toàn xã hội.

Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho hay, hiện Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch triển khai Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017- 2020 với mục tiêu rà soát, sửa đổi các quy định của pháp luật liên quan đến kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn.

Đồng thời, tăng tỷ lệ tuân thủ việc thực hiện đúng quy định của pháp luật về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú, đặc biệt là siết chặt việc mua thuốc kháng sinh phải có đơn của bác sĩ. Theo đó, giai đoạn 2017-2018, Bộ Y tế phối hợp Sở Y tế triển khai Đề án tại các tỉnh, thành phố gồm Nam Định, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng và Cần Thơ. Giai đoạn 2 từ 2018 đến 2020 sẽ mở rộng ra toàn quốc. Đến năm 2020 yêu cầu các quầy thuốc, nhà thuốc bán thuốc kháng sinh phải 100% có đơn thuốc.

Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến cho hay, sẽ yêu cầu Cục Quản lý Dược tiến hành thí điểm giám sát bán thuốc theo đơn tại một số nơi, đặc biệt là các thành phố lớn. Đồng thời tăng cường kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở y tế, siết chặt công tác chống nhiễm khuẩn ở khu hậu phẫu, rửa tay bằng xà phòng…

Theo TPO

TIN LIÊN QUAN