1. Thế nào là hiện tượng ô tô bị òa ga

43101961_1992018.jpg
Òa ga chính là tình trạng vòng tua máy cao bất thường ở chế độ chạy hoàn toàn không tải. Khi ở chế độ không tải thì tùy thuộc vào động cơ của mỗi chiếc xe và những phụ tải mà tốc độ của vòng tua máy sẽ ở mức khoảng từ 800 - 1.000 vòng/phút.
Tình trạng ô tô òa ga được cho là do sự bổ sung cả về lượng gió và nhiên liệu cung cấp cho động cơ ở chế độ không tải nhưng nằm ngoài tầm kiểm soát của người lái.

2. Òa ga và bù ga có giống nhau?

Trên các mẫu xe ô tô hiện đại có chế độ bù ga nhằm giảm thiểu thời gian sấy nóng động cơ của ô tô, giảm độ rung ở chế độ chạy không tỉa; đồng thời hỗ trợ cho quá trình khởi hành. Ở chế độ bù ga xe vẫn chạy khi chân ga nhả hoàn toàn song tốc độ chậm hơn... Xe có hiện tượng bù ga không gây nguy hiểm cho người dùng.

Khi xe có hiện tượng òa ga khiến ô tô tiêu hao nhiều nhiên liệu, người điều khiển phương tiện có cảm giác khó chịu mỗi khi lái xe trên đường đông người, thường xuyên phải rà phanh để kiểm soát tốc độ. Khi hiện tượng òa ga xuất hiện, vòng tua máy lên quá cao dễ khiến lái xe mất kiểm soát, gây nguy hiểm tới tính mạng con người.

3. Nguyên nhân hiện tượng ô tô òa ga

- Đối với những chiếc xe ô tô cũ được trang bị chế hòa khí thì hiện tượng òa ga có thể do các thợ máy lắp sai đường ống phụ khi tiến hành chăm sóc và bảo dưỡng xe. Đây là những đường ống hoạt động ở chế độ khởi động nguội, không tải, sấy nóng, bù ga....

- Đối với những chiếc xe ô tô phun xăng điện tử có thểbắt nguồn từ van điều khiển chế độ không tải. Ở từng chế độ của động cơ bộ phận này có nhiệm vụ tự động điều chỉnh tiết diện lưu thông của đường gió phụ. Nếu van không tải bị bẩn, có vật mắt kẹt, dẫn tới tình trạng chế độ không tải của động cơ không hoạt động trong mức đảm bảo. Đây là nguyên nhân chính khiến ô tô dễ bị òa ga hoặc chết máy.

- Òa ga ở ô tô sử dụng bộ chế hòa khí còn có thể xuất hiện do bướm ga bị hao mòn, từ đó làm tăng khe hở khi đóng hoàn toàn sau thời gian dài sử dụng ô tô. Chính tình trạng này khiến không khí có thể đi qua cả đường gió chính lẫn đường gió phụ sẽ làm phương tiện hao xăng và vòng tua máy tăng lên nhanh chóng.
-Cảm biến vị trí bướm ga hoạt động không đúng như thông số của nhà sản xuất hoặc không hoạt động, dẫn tới việc truyền tín hiệu của chế độ không tải đến ECU điều khiển không chính xác. Với các dòng xe sử dụng dây ga để điều khiển bướm ga, van không tải và cảm biến vị trí bướm ga là riêng biệt nên khi xảy ra "òa ga" sẽ dễ điều chỉnh sửa chữa hơn. Còn với dòng xe dùng chân ga điện tử, van không tải và cảm biến vị trí bướm ga được tích hợp với nhau nên thường chỉ có thể can thiệt bằng cách cài đặt lại thông số ban đầu bằng máy chẩn đoán.