(Baonghean.vn) - Lọ hoa trong nhà, hộp sữa bỏ quên góc đường sau cơn mưa cũng có thể trở thành nơi sinh sôi của muỗi vằn đang khiến 239 người Nghệ An mắc sốt xuất huyết.
Vòng đời của muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) như thế nào?
Trong môi trường phát triển thuận lợi, chỉ sau khoảng 10 - 15 ngày, từ trứng muỗi, sẽ phát triển thành bọ gậy, quăng, muỗi non và trở thành muỗi trưởng thành.
Muỗi cái sau khi nở từ trứng chỉ từ khoảng 5 - 8 ngày sau đã trở thành muỗi trưởng thành và có thể hút máu (chích) người và tìm nơi đẻ trứng trong các dụng cụ chứa nước
Sau từ 1 - 3 ngày, trứng sẽ nở thành bọ gậy, và từ bọ gậy để trở thành quăng thì cần khoảng 5 - 8 ngày
Khoảng 2 - 3 ngày sau, con quăng sẽ thành muỗi non, và tiếp tục chu trình phát triển thành muỗi trưởng thành, đẻ trứng, trứng phát triển thành bọ gậy, quăng, muỗi.
Nơi ẩn nấp của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết
Vì sao muỗi gây sốt xuất huyết vẫn sống sau khi phun hóa chất?
Hóa chất phun hiện nay là Delta Metrin, loại thuốc sách đầu bảng được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyên dùng trong việc phòng chống các bệnh do muỗi, trong đó bao gồm sốt xuất huyết. Khi về Việt Nam, loại thuốc này đã được Bộ Y tế, hội đồng các chuyên gia, nhà khoa học đánh giá rất nghiêm ngặt về tính hiệu lực và tính an toàn mới được đưa vào sử dụng.
"Việc xuất hiện muỗi sau phun, tiến sĩ Dương cho biết nguyên nhân là muỗi mới nở từ bọ gậy còn tồn tại trong các hộ gia đình từ trước đó. Những con bọ gậy chỉ cần vài ngày, thậm chí vài giờ lại nở thành muỗi. Chúng tiếp tục bay ra, do vậy, biện pháp phun hóa chất chỉ là xử lý phần ngọn, biện pháp giải quyết triệt, hiệu quả, lâu dài là phải là tiêu diệt bọ gậy”, Đại diện Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương Trần Thanh Dương nhấn mạnh.
Các biện pháp diệt lăng quăng/bọ gậy triệt để
Thường xuyên vệ sinh, đậy kín và thay nước hằng tuần tất cả các vật dụng chứa nước ăn uống sinh hoạt như bể, chum vại, lu, khạp… đựng nước.
Thả cá vào tất cả các vật dụng chứa nước để cá ăn bọ gậy/loăng quăng.
Bỏ muối vào bát kê chân chạn (tủ đựng chén bát), cho cát ẩm vào lọ hoa… để muỗi không có nơi sinh sản.
Vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở: phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, san lấp các hố, vũng nước đọng…
Thu gom, tiêu hủy, chôn lấp, lật úp các dụng cụ phế thải, vật dụng chứa nước xung quanh nhà, ngoài trời như: hốc cây, chum vại chứa nước, máng nước cho gia cầm, gia súc uống, các loại dụng cụ phế thải có chứa nước như vỏ lon, đồ hộp, chai lọ, lốp xe hỏng…
Loại bỏ các hốc chứa nước tự nhiên như hốc cây, kẽ lá, gốc tre, nứa...
Xử lý các ổ lăng quăng ở các công trình xây dựng có tầng hầm dễ đọng nước, rác trên mặt đất, ven kênh rạch, có thể đọng nước mưa, hòn non bộ, chậu kiểng có chứa nước, các mảnh đất trống, có rào nhưng chưa xây dựng, nhiều rác, cỏ làm đọng nước…
Hoa Lê
(Tổng hợp)