Thành phố Termessos ở Thổ Nhĩ Kỳ trở nên hoang vắng sau trận động đất, thành phố Baia của Italy bị chìm dưới nước còn Pripyat của Ukraine không có người ở sau thảm họa Chernobyl.
 
images1133292_zing_thanhpho1.jpgSau thảm họa nguyên tử kinh hoàng ngày 26/4/1986 tại lò phản ứng số 4 thuộc nhà máy hạt nhân Chernobyl, Liên bang Xô Viết đã sơ tán toàn bộ dân cư sống tại các khu vực gần đó, gồm thành phố Pripyat xinh đẹp của Ukraine. 20 năm sau, nơi đây trở thành một thành phố "ma" không bóng người, cây cối mọc um tùm và là "nhà" của các loài động vật hoang dã.
Thành phố cổ Termessos tọa lạc trên ngọn núi cao 1.000 m, gần bờ biển phía nam Thổ Nhĩ Kỳ. Vào thời kỳ hoàng kim, Termessos mang danh thành phố "không thể xuyên thủng" nhờ vị trí đắc địa trên đỉnh núi, Người ta tin rằng thành phố đã bị bỏ hoang vào khoảng năm 200 do một trận động đất tàn phá khu vực và cắt đứt nguồn cung cấp nước tại đây. Alexander Đại đế từng không ngừng nuôi ý định chinh phục thành phố cổ Termessos mà ông gọi là "Tổ Đại bàng".
Thành phố Baia của Italy từng được coi là Las Vegas của đế chế La Mã. Thành phố nằm trên các đỉnh núi lửa và nổi tiếng với những phương thức chữa lành bệnh. Một số nhân vật quyền lực nhất của thời cổ đại như Nero, Cicero và Caesar đã tới Baia, thậm chí xây dựng các khu nghỉ dưỡng tại đó. Tuy nhiên, thời hoàng kim của Baia kéo dài không bao lâu vì quân Saracen tới chiếm đóng vào thế kỷ 8. Tới năm 1500, thành phố trở nên hoang vắng và đa phần di tích cổ chìm dưới vùng nước nông của một vịnh gần dãy Naples. Ngày nay du khách có thể thực hiện các chuyến hành trình trên thuyền, lặn hoặc ngắm những công trình kiến trúc và biểu tượng còn khá nguyên vẹn dưới nước.
Thành phố Gedi của Kenya là một trong số những bí ẩn đối với giới khảo cổ châu Phi. Người ta phát hiện ra Gedi từ những năm đầu của thế kỷ 13. Nó tọa lạc trên một khu vực thuộc Ấn Độ dương và chìm sâu dưới khu rừng rậm rạp. Do bị bỏ hoang trong nhiều thế kỷ, hiện tại, người ta chỉ có thể bắt gặp một cung điện, một nhà thờ Hồi giáo ấn tượng cùng những ngôi nhà bằng gạch và san hô tại thành phố này. Năm 1948, giới khảo cổ đã khai quật nơi này. Toàn bộ khu vực đang được bảo vệ giống một công viên quốc gia ở Kenya.
Thành phố Ani của Thổ Nhĩ Kỳ từng là nơi sinh sống của 200.000 người. Ani trở nên hoang vắng từ 500 năm trước sau khi quân đội tiến vào nơi đây để tàn sát, cướp và đốt cháy tất cả. Giờ đây, những tàn tích của nó, đa phần là các nhà thờ, trở nên ma quái và tuyệt đẹp dù gần 1.000 năm tuổi. Thành phố Ani từng xuất hiện trong danh sách 100 điểm có nguy cơ biến mất do Quỹ di tích Thế giới thống kê.
Từng là một trong những thành phố cảng lớn nhất thế giới và cửa ngõ dẫn tới Ai Cập, Heracleion chìm sâu dưới Địa Trung Hải hơn 2.200 năm trước. Cho tới năm 200, một nhà khảo cổ người Pháp đã phát hiện ra nó ở ngoài khơi bở biển của Ai Cập. Tàn tích của Heracleion gồm những bức tượng cao gần 5 m, quách nhỏ chứa xác động vật và một ngôi chùa lớn.
Nan Madol là một thành phố cổ đổ nát còn sót lại. Nó tọa lạc ngoài khơi bờ biển phía đông của đảo Pohnpie, thủ phủ của triều đại Saudeleur mà ngày nay là một trong 4 bang thuộc liên bang Micronesia. Hình thành cách đây khoảng 800 năm, sau một thời gian giành quyền cai trị thành phố Nan Madol, nhóm người Nahnmwarki không ở lại đây lâu dài mà chuyển ra khu vực lân cận thành phố để sống vì họ thấy khó khăn trong việc vận chuyển nước ngọt cũng như thực phẩm từ bên ngoài. Thành phố trở nên hoang vắng kể từ đó.
Theo Zing/Ảnh: Getty Images