Thịt rươi rất thơm, ngon và đặc biệt là chứa rất nhiều đạm, nhiều hơn cả các đồ hải sản như cua, tôm, ghẹ. Tuy nhiên, không phải ai cũng ăn được món ăn từ thịt rươi.
 
Những người bị bệnh hen không nên ăn rươi
 
Những người có bệnh hen tránh ăn rươi vì rươi có chất gây nên cơn hen.
 
Những người có cơ địa dị ứng
 
Rươi là loại thực phẩm giàu đạm, đạm trong thịt rươi có nhiều chất khác với đạm trong thịt lợn, thịt bò nên dễ gây dị ứng. Khi ăn rươi, cơ thể sẽ hấp thu lượng đạm như một dị nguyên, ngấm vào ruột, vào máu, gây phản ứng cho cơ thể.
 
Những người có cơ địa dị ứng hoặc đã từng dị ứng với những món ăn giàu đạm cần thận trọng khi ăn rươi. Nếu muốn ăn, bạn nên thử từng chút một để xem phản ứng của cơ thể trước.
images1193971_5.jpgNhững người tuyệt đối không ăn thịt rươi
Phụ nữ có thai nên thận trọng khi ăn rươi
 
Rươi là loài sống ở đấy nước cùng bùn cát, do đó không tránh khỏi việc chúng bị nhiễm những chất độc từ chính môi trường mà chúng sinh sống, nhất là ở khu vực nước bị ô nhiễm nhiều. 
 
Rươi cũng như các loài nhuyễn thể dưới nước thường chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh như Salmonella, E.coli, gây tiêu chảy, đường ruột nếu chế biến không cẩn thận, đúng cách.Vì thế phụ nữ có thai cũng nên thận trọng khi ăn rươi.
 
Hơn nữa, đây là món giàu đạm nên đồng thời cũng gây khó tiêu, đầy bụng không có lợi cho tiêu hóa, vì vậy, bà bầu không nên ăn vì có thể gây ảnh hưởng không tốt cho thai nhi.
 
Một số cách chế biến rươi an toàn để tránh bị ngộ độc khi ăn
 
Khi chế biến món ăn với rươi nói riêng, loài nhuyễn thể nói chung, cần chọn những con còn sống, loại bỏ những con chết để đảm bảo vệ sinh thực phẩm.
 
Sau khi chọn được rươi tươi ngon, thả chúng vào chậu nước rồi vớt ra rổ để ráo. Rươi sau khi ráo nước thì chuẩn bị "làm lông". Khâu này khá quan trọng vì nếu không làm lông rươi, khi ăn sẽ bị ngứa hoặc rát cổ họng do lông rươi đâm vào.
 
Theo Alobacsi.vn