Các nhà khoa học đã tiến hành tiêm thử 1 mũi tiêm vaccine có thể thay thế hoàn toàn mũi tiêm kim loại. Công nghệ mới được làm từ vật chất hòa tan, điều đó có nghĩa khi đặt trên da người thuốc/vaccine sẽ hòa tan ngay lập tức.

Loại vaccine mới được tiêm đơn giản chỉ bằng cách đặt 1 miếng gạc y tế nhỏ vào đầu ngón tay cái, rồi vaccine thẩm thấu vào da người. Như vậy, hình thức chích thuốc này có thể làm giảm sự lây lan của dịch bệnh, nâng cao hiệu quả vaccine, hơn nữa tiết kiệm được chi phí.
 
images1193972_mui_tiem.jpg
Hiện tại, hầu hết các loại vaccine được tiêm trực tiếp vào da hoặc bắp. Tuy nhiên cách tiêm/chính đó đòi hỏi chuyên môn cao, giá thành đắt, có thể dễ dàng dẫn đến sai sót và nhiều người rất sợ hoặc không thích bị tiêm/chích bằng mũi tiêm kim loại.
 
Các nhà khoa học khẳng định, ứng dụng này có hiệu quả như đối với người được tiêm bằng mũi tiêm kim loại, có khi còn hiệu quả hơn. Trong các mũi tiêm thí nghiệm bao gồm 3 mũi ngừa cúm, không mũi nào gây tác dụng phụ không mong muốn.
 
Những nỗ lực trước đây nhằm phát triển mũi tiêm siêu vi đều dựa vào silicon hoặc kim loại. Tuy nhiên, chúng không an toàn, và có khi chúng vỡ trong da, để lại mảnh vỡ, kể từ khi phát minh ra mũi tiêm bằng vật liệu dễ hòa tan, việc tiêm/chích thuốc qua da đang trở nên an toàn hơn.
 
Trước đó, các nhà nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Singapore cũng đã phát minh ra một loại băng có gắn những chiếc kim tiêm siêu nhỏ, có thể giúp đưa các loại thuốc như: insulin, thuốc giảm đau, thậm chí cả collagen vào cơ thể bệnh nhân vừa nhanh hơn lại vừa ít gây đau cho người bệnh.
 
Những miếng băng được gắn hàng chục kim tiêm siêu nhỏ và chỉ dài 0,6 mm, dễ dàng xuyên qua da. Nó sẽ giúp thuốc thấm qua da và đi sâu vào bên trong cơ thể người bệnh.
 
Ông Kang Lifeng, Nhà nghiên cứu Khoa Dược, Đại học Quốc gia Singapore cho biết: “Nó chỉ như một miếng băng dán nhưng bên trong nó lại chứa những kim tiêm siêu nhỏ. Sẽ chỉ mất 5 phút để thuốc thâm nhập hoàn toàn vào da”.
 
Những miếng băng như thế này sẽ giúp ích cho nhiều người, đặc biệt là những người mắc căn bệnh tiểu đường bởi họ thường xuyên phải tiêm và chịu đau đớn.
 
Theo khoahoc.tv