(Baonghean.vn) - Nói về thời bao cấp là nói về tem phiếu, phân phối và xếp hàng. Cái thời đó đã lùi sâu vào dĩ vãng, nhưng những ấn tượng về thời kỳ này chắc hẳn sẽ còn đọng lại trong tâm trí của nhiều người. Nhắc đến thời bao cấp, người ta thường liên tưởng đến cái đói, cái khổ. Có người muốn quên đi quá khứ ấy. Nhưng cũng có người muốn nhớ lại thời khó khăn như một kỷ niệm đẹp. Sau đây là những hình ảnh thời bao cấp mà không ai có thể quên một thời gian khổ đã qua.

resize_images1725061_1_c_m_h___i_n_h_nh_th_i_bao_c_p.jpgMột căn hộ điển hình của gia đình giàu có thời bao cấp.
Cảnh mua bán tại một quầy hàng mậu dịch Nhà nước.
Đài phát thanh là một thứ hàng xa xỉ ngày đó.
Quầy bán đồ gia dụng một thời.
Những đồ vật hiện nay thuộc hàng siêu cổ lỗ nhưng vào thời bao cấp là những thứ chỉ có những nhà thuộc hàng đại gia mới có được.
Chiếc đèn dầu gắn với đời sống của người dân thời bao cấp.
Thời bao cấp, mua quạt con cóc rất khó. Quạt được phân phối về các cơ quan để nhân viên bốc thăm. Ai may mắn thì sẽ được rinh hàng hiếm này về.
Thời điểm trước 1985, những ai có cái đài VEF 206 mà nghe là may. Những gia đình ở nông thôn thậm chí còn phải bán cả lứa lợn chưa chắc sắm được chiếc đài Liên Xô này.
Một cửa hàng bơm mực bút bi. Thời bao cấp, những chiếc bút bi được tái sử dụng nhiều lần bằng cách bơm mực vào ruột bút. Nhiều gia đình sống nhờ nghề bơm mực bút bi.
Lợn được nhốt trong một góc riêng trong căn nhà ỏ khu tập thể.
Một cửa hàng bán thịt thời bao cấp.
Phiếu mua thịt thời bao cấp.
Cảnh xếp hàng mua chất đốt thời bao cấp.
Tem lương thực có thể đổi lấy các loại lương thực như gạo, sắn, ngô, khoai tây, hạt lúa mỳ với trọng lượng tương đương ghi trên tem.
Xe đạp Thống Nhất từng là phương tiện đi lại phổ biến của người Việt.
Có thể mua các phụ tùng xe đạp bằng tấm phiếu này.
Sắm Tết thời bao cấp chủ yếu dựa vào các cửa hàng mậu dịch. Các cửa hàng được trang hoàng các tấm pa-nô, áp phích, trang trí cho có không khí ngày Tết.
Dù cuộc sống khó khăn, nhưng vẫn vui vẻ cùng bạn bè với những cốc bia.
Quầy bán vải rất đông chị em đến xem và mua.
Sổ mua lương thực hay còn gọi là sổ gạo, thời kỳ này viên chức Nhà nước chỉ được mua 13,5kg/1 tháng. Thuật ngữ ‘buồn như mất sổ gạo’ xuất hiện từ đây: Mất sổ gạo còn quan trọng hơn cả việc mất tiền vì có tiền cũng không mua được gạo, dù là gạo đỏ, đầy thóc và sạn.
Dù khó khăn, vất vả, nhưng nụ cười vẫn luôn thường trực trên môi của mỗi thành viên trong gia đình hay những trẻ em với vẻ hồn nhiên, tinh nghịch.

Thời kỳ bao cấp là một giai đoạn để lại nhiều ấn tượng khó quên trong cuộc sống người dân Việt Nam. Với thế hệ trẻ, thật khó để có thể hình dung trọn vẹn được sự vất vả của mỗi gia đình trong giai đoạn lịch sử này.

Thái Bình

(Tổng hợp)

TIN LIÊN QUAN