1. Dân số thưa thớt nhất thế giới
Với tổng diện tích 1.564.116 km2, Mông Cổ nhỏ hơn tiểu bang Alaska của Mỹ. Với mật độ 4 người/1 dặm vuông, đất nước Mông Cổ hiện là quốc gia có mật độ dân số thưa thớt nhất thế giới. 2. Thủ đô Ulaanbaatar - nơi lạnh nhất thế giới
Thủ đô Ulaanbaatar (Ulan Bator), nằm cạnh bờ sông Tuul, là thành phố lớn nhất Mông Cổ và là thành phố lạnh nhất trên thế giới. Trước khi trở thành tên gọi Ulaanbaatar, thành phố này được biết đến với tên gọi Urga. 3. Truyền thống văn hóa cưỡi ngựa, bắn cung
Ở Mông Cổ, người ta vẫn còn duy trì nét văn hóa biết cưỡi ngựa, bắn cung và điều khiển chim đại bàng – còn được gọi là “thủ lĩnh bầu trời” ở Mông Cổ. Các trẻ em sống trên vùng thảo nguyên vào khoảng 14-15 tuổi sẽ được những người đàn ông lớn tuổi hơn trong gia đình truyền lại cách điều khiển ngựa và tập cách bắn cung. 4. Cuộc sống du mục từ xa xưa
Mông Cổ hiện tại được tách biệt thành hai vùng, một thành phố hiện đại mọc lên cạnh bờ đông nước này là Ulaanbaatar và vùng du mục rộng lớn ở phía Tây Nam. Những đồng cỏ mênh mông đó là nơi sinh sống của những người du mục từ xa xưa đến nay và cũng là nơi họ chăn thả gia súc và định canh. 5. Sa mạc Gobi - trái tim của đất nước
Sa mạc Gobi – “trái tim” của đất nước Mông Cổ. Một vùng trời bao la được mở ra ngay trước mắt với những thay đổi màu sắc dưới ánh nắng ở nơi đây. Do sự xen lẫn của các đồng bằng nên Gobi bị phân hóa thành nhiều khu vực nhỏ, du khách không cần lo sợ mình sẽ lạc trong “biển sa mạc” đầy nguy hiểm. 6. Lễ hội có từ thời xa xưa
Lễ hội truyền thống của người Mông Cổ có từ thời Thành Cát Tư Hãn và được duy trì đến nay. Lễ hội bao gồm nhiều trò chơi thú vị như đấu vật, cưỡi ngựa, bắn cung… Cũng đừng quên thưởng thức loại rượu Arkhi (hay còn gọi là Vodka Shimiin Arkhi), một loại rượu được làm từ sữa bò Tây Tạng lên men. 7. Khu tưởng niệm Thành Cát Tư Hãn
Khu phức hợp tưởng niệm Thành Cát Tư Hãn nằm trên thảo nguyên cách thủ đô Ulaanbaatar khoảng 54 km về phía đông, với điểm nhấn là bức tượng vị hoàng đế vĩ đại của người Mông Cổ đang xung trận trên lưng ngựa. 8. Tu viện Gandan Khiid
Tu viện Gandan Khiid là một trong những tu viện lớn nhất Mông Cổ, được xây dựng vào năm 1835. Bên trong tu viện còn lưu giữ một bức tượng Magjid Janraisig (Quán Thế Âm) cao 26m, nặng 20 tấn, được mạ vàng và trang sức, là bản sao của một bức tượng đã bị phá hủy năm 1920. Bức tượng này là sự đóng góp của nhân dân Mông Cổ mang ý nghĩa Phật Giáo hồi sinh. 9. Số động vật nhiều hơn số dân cư
Tại Mông Cổ, số lượng một số loài động vật nhiều hơn số dân cư. Cụ thể, số ngựa lớn gấp 13 lần so với số người dân sinh sống tại đất nước này và số cừu lớn gấp 35 lần so với số người. 10. Vùng đất của bầu trời xanh
Đất nước Mông Cổ còn được biết đến với biệt danh "vùng đất của bầu trời xanh" bởi vì 1 năm ở nơi đây có tới hơn 260 ngày nắng. Nổi bật giữa cánh đồng cỏ xanh ngút ngàn là những ngôi nhà di động của người dân du mục Mông Cổ nằm rải rác trong cảnh quan rộng lớn đó. 11. Thiên đường của thịt, sữa cừu và dê
Mông Cổ là thiên đường của những món ăn làm từ thịt cừu, thịt dê. Các sản phẩm làm từ sữa cừu, sữa dê như sữa nóng, kem clotted, orom… đều rất ngon và hấp dẫn. Ở thành phố Ulaanbaatar, bạn có thể ăn tất cả các món từ châu Á đến đồ ăn nhanh… Nhưng bên ngoài thủ đô, thức ăn chính của người Mông Cổ là thịt và sữa từ hai loài: Cừu và dê! 12. Con đường tơ lụa
Người Mông Cổ đã có được nguồn thu nhập rất lớn từ con đường huyền thoại này, phần lớn lộ phí đều rơi thẳng vào túi tiền của họ. Thành Cát Tư Hãn không chỉ sử dụng con đường này để giao thương đến Châu Âu mà còn sử dụng nó để chinh phục thế giới. Trong thời gian cai trị tuyến đường quan trọng này, Mông Cổ đã có những chính sách phù hợp để duy trì và kích thích phát triển thương mại giữa hai Châu Lục Á Âu.