(Baonghean.vn) - Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virut dại gây ra, bệnh chủ yếu ở động vật có máu nóng (chó, mèo...) lây sang người qua đường da và niêm mạc. Khi phát bệnh, tử vong là 100%. Vì thế, nhận biết chó bị bệnh dại, triệu chứng bệnh dại khi bị chó cắn là kiến thức cực kỳ quan trọng bạn cần nắm rõ để chủ động phòng tránh bệnh dại cho người thân trong gia đình mình.

» 53 người bị chó dại cắn, 1 tử vong, cả làng hoảng loạn
 

Cách nhận biết bệnh dại ở chó

resize_images1858749_cho.jpgẢnh minh họa.

Bệnh dại thường chia làm 2 thể:

1. Thể dại điên cuồng chia làm 3 thời kỳ

- Thời kỳ mở đầu của bệnh:Chó thay đổi thói quen thường ngày, bứt rứt khó chịu hoặc ngược lại vui vẻ, vồn vã hơn, cắn liếm tay chân.

- Thời kỳ kích thích:Chó biến đổi về thần kinh, chạy lung tung, hoảng loạn, thấy bóng là vồ, tiếng sủa thay đổi, khản đặc hoặc ồ ồ, cuối cùng rống lên như tiếng hú, trễ hàm, thè lưỡi ra ngoài, chảy nhiều nước dãi, mắt đỏ. Chó không đi lại được, bụng thóp, sợ gió, sợ nước.

-Thời kỳ bại liệt: Chó mệt lả và bại liệt, nằm va vật, trễ hàm, chảy rớt dãi, rối loạn tiêu hóa, kiệt sức rồi chết.

2. Thể bại liệt

Chó buồn bã, thích nằm trong bóng tối, hàm trễ, lưỡi thè ra ngoài, nước bọt chảy tự do. Chó bị liệt cơ vòng không nhai, không nuốt và không cắn sủa được.

Mèo ít bị dại hơn ở chó. Nếu mèo bị bệnh dại thì cũng có các triệu chứng gần thể bại liệt của chó, nhưng thích lánh hẳn vào chỗ tối. Mèo bị dại rất nguy hiểm.

Triệu chứng bệnh dại khi bị chó cắn

Ảnh minh họa.

Trước khi phát bệnh 2-4 ngày: Trước khi phát bệnh khoảng 2-4 ngày trẻ thường có biểu hiện như: đau đầu, bồn chồn, khó chịu, chán nản, sợ sệt vô cớ. Một số khác bị sốt, cảm, sưng đau tại vị trí bị cắn và lan dọc theo dây thần kịch của hệ bạch huyết.

Khi phát bệnh dại: Trẻ bị sốt cao lên đến 40,6 độ C, cơ thể mệt mỏi, khản tiếng, ho với ba mức độ nặng nhẹ khác như sau:

Khi phát bệnh trẻ thường sốt cao trên 40,6 độ C

Thể co thắt:Thể này chiếm phần đa, trẻ sẽ có biểu hiện sợ nước, sợ ánh sáng và gió. Vì đây là những tác nhân chính gây ra cơn dại ( co cứng, co thắt, co giật và run) và khiến các cơn co giật ngày càng nặng hơn. Bên cạnh đó, các cơn co thắt hô hấp và co thắt thanh quản khiến bệnh nhân khó thở, dễ bị ngạt. Trẻ sẽ bị tăng kích thích thần kinh, dẫn bị mất ý thức, ngất xỉu và hôn mê có thể tử vong trong vòng từ 2-6 ngày.

Thể liệt: Ở dạng này người bệnh không bị kích thích quá độ thường chỉ bị co thắt và liệt. Trẻ có thể bị tử vong do bị ngạt thở hoặc ngất xỉu.

Thể cuồng: Ở thể này trẻ bị tăng kích thích thần kinh dẫn đến thái độ hung dữ, thời gian phát bệnh dại và tử vong nhanh.

Thời gian ủ bệnh thường từ 10-120 ngày (có trường hợp kéo dài đến 6 tháng) phụ thuộc vào vị trí vết cắn của con vật mang virus dại và độc lực của virus.

Biện pháp phòng chống bệnh dại

Tuyệt đối không trêu đùa con vật, dù một vết xước nhỏ do chúng gây nên cũng có thể dẫn đến bệnh dại. Ảnh minh họa

1. Hạn chế nuôi chó.                  

2. Chó, mèo nuôi phải được tiêm phòng dại.

3. Tránh tiếp xúc, sờ mó chó, mèo lạ hoặc có tập tính bất thường.

4. Nuôi chó phải xích, nhốt, không được thả rông. Khi dắt chó đi ra ngoài phải rọ mõm chó.

5. Khi người bị chó, mèo cắn phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời, đầy đủ và phải giữ con vật để báo cơ quan Thú y theo dõi.

6. Khi bị chó, mèo dại cắn, không được điều trị bằng thuốc nam để khỏi bị chết oan.

Hoa Lê

(Tổng hợp) 

TIN LIÊN QUAN