Quyết định gây tranh cãi của trọng tài, lục đục trong nội bộ các đội tuyển và hành động bị lên án của các ngôi sao từng làm dậy sóng các kỳ Euro trong quá khứ.
basile-boli-france-vkvkxw1o4la3z2j3l4wdczha-1465361037_660x0.jpgNhững cuộc tranh cãi nảy lửa trong lịch sử Euro - ảnh thể thao

 Cú thiết đầu công của Basile Boli. Trong trận đấu giữa Anh và Pháp ở Euro 1992, khi Stuart Pearce đang tranh cãi với Jocelyn Angloma, Basile Boli bỗng xuất hiện và húc đầu vào mặt hậu vệ tuyển Anh. Pearce bị chảy máu ở má nhưng không lên án Boli sau trận đấu. 

Những cuộc tranh cãi nảy lửa trong lịch sử Euro - ảnh thể thao
Gary Lineker và Graham Taylor. Cũng tại Euro 1992, ở trận Anh gặp Thụy Điển, ngôi sao Lineker và HLV Graham Taylor xảy ra bất hòa sâu sắc. Đội tuyển Anh cần một chiến thắng để đi tiếp trong trận cuối vòng bảng gặp đội chủ nhà. Khi Thụy Điển vừa gỡ hòa 1-1, Taylor rút Lineker ra. Tiền đạo chơi cho Tottenham tỏ rõ sự thất vọng trong khi Taylor vẫn mặt lạnh như băng. Nhưng rồi Thụy Điển thắng trận đó và Taylor bị báo chí Anh chỉ trích là "non nghề".
Những cuộc tranh cãi nảy lửa trong lịch sử Euro - ảnh thể thao
Đội tuyển Tây Ban Nha và trọng tài. Đội chủ nhà thường được trọng tài ưu ái nhưng tuyển Anh thậm chí được hưởng lợi quá nhiều ở trận tứ kết với Tây Ban Nha tại Euro 1996. Julio Salinas bị từ chối một bàn thắng do lỗi việt vị dù ông di chuyển hợp lệ. Sau đó, Jose Luis Caminero bị đẩy ngã trong vòng cấm khi đang chuẩn bị tung cú sút. Tây Ban Nha cuối cùng bị loại ở loạt luân lưu. Salinas nổi giận và nói: "Chúng tôi không chỉ đấu với 11 cầu thủ và 70.000 CĐV mà còn đối đầu với ba trọng tài nữa. Thật là không thể thắng nổi".
Những cuộc tranh cãi nảy lửa trong lịch sử Euro - ảnh thể thao
Franco và Liên Xô. Tây Ban Nha vào bán kết Euro 1960 sau chiến thắng 7-2 trước Ba Lan.Năm đó, đội tuyển của xứ sở đầu bò tót rất mạnh với toàn các ngôi sao đình đám trong đội hình và được dẫn dắt bởi chiến lược gia vĩ đại Helenio Herrera. Tây Ban Nha gặp Liên Xô ở tứ kết. Tuy nhiên, tướng Franco từ chối cho đội tuyển Liên Xô vào Tây Ban Nha vì lý do chính trị. Liên Xô sau đó được xử thắng và giành vé vào vòng chung kết giải đấu mà sau này họ vô địch. Cái kết buồn cho thế hệ vàng gồm Ladislao Kubala, Alfredo Di Stefano, Luis Suarez và Francisco Gento của Tây Ban Nha. 
 
Những cuộc tranh cãi nảy lửa trong lịch sử Euro - ảnh thể thao
Đội tuyển Ba Lan tội nghiệp. Bị Ba Lan dẫn 1-0 khi trận đấu vòng bảng Euro 2008 trôi về những phút bù giờ, đồng chủ nhà Áo đứng trước nguy cơ bị loại. Tuy nhiên, Howard Webb cho Áo hưởng phạt đền vì nghĩ rằng Marcin Wasilewski kéo áo Sebastian Prodl trong vòng cấm. Ivica Vastic thực hiện thành công giúp đội chủ nhà giữ lại hy vọng đi tiếp nhưng cũng đồng thời khiến Ba Lan bị loại. HLV của Ba Lan Leo Beenhakker nói: "Tôi chưa từng gặp vấn đề gì trong 43 năm làm bóng đá nhưng việc này không thể hiểu được". Cuộc tranh cãi lớn đến nỗi Tổng thống Ba Lan đã nhảy vào bênh vực đội nhà nhưng "Thiên nga trắng" vẫn bị loại sau trận thua 0-1 trước Croatia. 
 
Những cuộc tranh cãi nảy lửa trong lịch sử Euro - ảnh thể thao

 Người Anh hại người Anh. Đội tuyển Anh bất ngờ bị loại ở vòng bảng Euro 1980 nhưng ấn tượng mà họ để lại không phải ở màn trình diễn này. Trong trận đấu với Bỉ, các phần tử quá khích trên khán đài đã buộc cảnh sát Italy phải vào cuộc, dùng bình xịt hơi cay để trấn áp. Hơi cay thậm chí bay vào mắt thủ môn Ray Clemence vì vụ lộn xộn diễn ra ngay sau khung thành tuyển Anh. Trận đấu sau đó bị hoãn năm phút và cuối cùng kết thúc với tỷ số 1-1. Tuy nhiên, hành động của CĐV Anh trên khán đài khiến đất nước này phải hổ thẹn.

Những cuộc tranh cãi nảy lửa trong lịch sử Euro - ảnh thể thao
Cáo buộc phân biệt chủng tộc ở đội tuyển Hà Lan. Vụ lùm xùm xảy ra tại Euro 1996. Hà Lan là một trong những ứng cử viên vô địch cho giải đấu năm đó nhưng bị loại sớm. Một bức ảnh chụp cảnh các cầu thủ da màu ăn chung với nhau làm dấy lên nghi ngờ về việc phân biệt chủng tộc ngay trong nội bội đội tuyển Hà Lan. Tuy nhiên, một số cầu thủ trong đó có Youri Mulder bác bỏ cáo buộc này. Sau trận thắng Thụy Sỹ ở vòng bảng, Edgar Davids tuyên bố HLV Guus Hiddink quá e dè đội trưởng Danny Blind. Cuối cùng, Hà Lan bị Pháp loại sau loạt luân lưu ở tứ kết.
 
Những cuộc tranh cãi nảy lửa trong lịch sử Euro - ảnh thể thao
Là người ghi bàn gỡ hòa cho Hà Lan trong trận thắng Đức 2-1 ở bán kết Euro 1988 nhưng Ronald Koeman bị chỉ trích nặng nề vì hành động khả ố sau trận. Cựu hậu vệ Barca đổi áo với Olaf Thon rồi làm bộ lấy chiếc áo này lau lưng. Hành động này của Koeman bị xem là một sự xúc phạm, ngay cả cha của ông sau đó cũng gọi đó là một trò hề. Tuy nhiên, Koeman cho rằng ông chẳng việc gì phải xin lỗi. Thoát án phạt dù hành động gây tiếng xấu và gây ra một sự cố ngoại giao giữa hai nước, Koeman vẫn tiếp tục ra sân ở trận chung kết và nâng Cup cùng các đồng đội.
 
Những cuộc tranh cãi nảy lửa trong lịch sử Euro - ảnh thể thao
Nghi vấn dàn xếp tỷ số giữa những người Bắc Âu. Tại vòng bảng Euro 2004, Italy chắc cú là họ sẽ đi tiếp nếu thắng Bulgaria ở loạt trận cuối. Điều đó hợp lý, trừ khi, Thụy Điển và Đan Mạch hòa nhau với tỷ số nhiều hơn 1-1. Cuối cùng, Italy thắng Bulgaria còn hai đội Bắc Âu hòa nhau 2-2. Bàn thắng ấn định tỷ số của Mattias Jonson ghi cho Thụy Điển diễn ra ở phút 89. Cùng có năm điểm nhưng Thụy Điển và Đan Mạch đi tiếp nhờ hơn hiệu số bàn thắng bại. Các nhà cái sau đó đã cung cấp dữ liệu cho thấy số tiền lớn cược vào tỷ số 2-2 tăng đáng ngờ ở những phút cuối. Thủ thành Buffon thì cho rằng: "Ai đó nên cảm thấy xấu hổ chứ không phải chúng tôi".
 
Những cuộc tranh cãi nảy lửa trong lịch sử Euro - ảnh thể thao
Pháp và Bồ Đào Nha chuẩn bị bước vào loạt luân lưu ở bán kết Euro 2000 trước khi Sylvain Wiltord đá bóng trúng vào tay Abel Xavier. Trọng tài chính Guenter Benko ban đầu cho Pháp hưởng phạt góc nhưng sau khi hội ý với trợ lý, ông quyết định đó là một quả phạt đền. Zidane thực hiện thành công quả đá giúp Pháp vào chung kết. Trong khi đó, các cầu thủ Bồ Đào Nha tiếp tục vây lấy trọng tài và phản ứng dữ dội. Hành động của họ sau đó nhận nhiều chỉ trích còn Xavier thì một mực khẳng định mình vô tội. 

 Theo VNE

TIN LIÊN QUAN