Bà Nguyễn Thị Mai ở thôn Tân Lập, xã Bồng Khê trồng 5 sào chè, hiện nay có đến hơn 1/3 diện tích bị nấm lá.
Với diện tích này, trước đây, mỗi lứa gia đình bà thu hoạch trên 3 tấn, nhưng lứa này chỉ còn khoảng 2,7 tấn chè. Để khôi phục lại diện tích chè đã bị hư hại, gia đình bà Mai tuốt hết những lá chè bị khô héo, tỉa cành 2 bên rãnh và xới lại gốc.
Do bị nấm bệnh dẫn đến năng suất chè ở Con Cuông bị giảm sút. Ảnh: Minh Hạnh Xã Bồng Khê hiện có 47 ha trồng chè công nghiệp tập trung tại các thôn Tân Lập, Tân Trà, Lam Trà, thôn 2/9.
Với đặc điểm diện tích đất trồng chè bằng, không có độ dốc nên khi gặp thời tiết mưa kéo dài như thời gian vừa qua, trên nhiều diện tích chè khó thoát nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại sâu bệnh phát triển. Trên 30% diện tích chè của người dân bị nấm gây hại.
Mặc dù năng suất giảm nhưng lứa thu hoạch này giá chè khá ổn định và cao hơn so với mọi năm, mức giá giao động từ 40.00 - 49.000 đồng/yến.
Nhiều diện tích chè ở xã Bồng Khê đã bị nhiễm bệnh.Ảnh: Bá Hậu Còn tại xã Yên Khê, địa phương có diện tích chè công nghiệp lớn nhất của huyện Con Cuông, với 245 ha. Hiện nay, có khoảng 40% diện tích chè bị nhiễm nấm và 10 ha chè bị thối rễ.
Theo ông Nguyễn Đình Hà - Bí thư chi bộ thôn Trung Yên, xã Yên Khê, đây không phải là năm đầu tiên cây chè bị hiện tượng này. Hàng năm, vào các tháng mưa nhiều dẫn đến độ ẩm thấp, diện tích chè ở các vùng trũng không thoát được nước đều bị nhiễm nấm, lá khô cháy.
Mặc dù người dân đã kết hợp sử dụng phun thuốc diệt nấm cộng với các biện pháp thủ công nhưng vẫn chưa loại trừ được bệnh trên cây chè. Theo ước tính của người dân, do nhiễm sâu bệnh, thối rễ nên lứa chè này bị giảm năng suất và thu nhập giảm 30% so với lứa chè trước.
Tại xã Yên Khê (Con Cuông) nhiều diện tích chè có hiện tượng khô lá, héo cành. Ảnh: Bá Hậu Huyện Con Cuông hiện có 366 ha chè, trong đó gần 355 ha đã cho thu hoạch. Với thời tiết thất thường như hiện nay, việc xuất hiện nhiều loại nấm gây thiệt hại trên cây chè mà chưa có thuốc đặc trị khiến nhiều hộ trồng chè không khỏi lo lắng vì thất thu.
Bà Trần Thị Ngân - Trạm Trưởng Trạm Trồng trọt và BVTV huyện cho biết: Hiện nay, cây chè bị nhiễm bệnh tập trung chủ yếu ở hai xã có diện tích chè lớn nhất huyện là Bồng Khê,Yên Khê.
Trạm đang tập trung hướng dẫn người trồng chè các biện pháp vệ sinh nương chè, làm sạch cỏ dại, tỉa bớt cành cây che bóng, tạo độ thông thoáng trong nương chè. Mặt khác, các hộ trồng chè tăng cường bón thêm phân kali để tăng sức chống chịu bệnh cho cây chè...