image_4453036_3092019.jpgPhòng họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc. Ảnh: Ria Novosti

Elizabeth Yasko, Trưởng phái đoàn Ukraine tham dự kỳ họp 74 Đại hội đồng Liên hợp quốc tuyên bố cần duy trì đối thoại với Nga. 

Động thái này đối lập với những tuyên bố trước đó từ phía Ukraine về việc từ chối tham gia phiên họp của Đại Hội đồng do có sự trở lại của phái đoàn Nga, và việc các nước kêu gọi khôi phục Nhóm G8 là dấu hiệu cho thấy các quốc gia phương Tây đã sẵn sàng làm dịu lập trường của Ukraine.
Theo bà Yasko, từ chối liên lạc với Moskva là "một quyết định sai lầm". "Chúng tôi không thể phớt lờ Nga. Chúng tôi phải bảo vệ lợi ích của đất nước và nhận thức rõ những gì đang diễn ra" - trưởng phái đoàn Ukraine tại Đại hội đồng Liên hợp quốc khẳng định. 
Trả lời câu hỏi cho việc từ chối tham dự kỳ họp thứ 74 của Đại hội đồng, bà Yasko cho biết, đây là cách phái đoàn Ukraine thể hiện sự nhất quán với những lần trước, bởi "nếu không, phái đoàn Ukraine sẽ trở thành một phần của quá trình bất công, đồng ý cho sự quay trở lại của Nga". 

Năm 2014, sau khi sáp nhập Crimea, phái đoàn Nga đã bị tước quyền tham dự các phiên họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc. Đáp trả lại, kể từ năm 2017, Nga đã "đóng băng" tất cả các khoản đóng góp cho ngân sách của Đại hội đồng.

Tháng 6/2019, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã khôi phục đầy đủ quyền lợi và mời phái đoàn Nga quay trở lại tham dự các kỳ họp, tuy nhiên Ukraine đã bày tỏ quan điểm đối lập và thường xuyên có nhữn động thái phản đối. 
Phái đoàn Ukraine đã đưa ra hàng trăm văn bản đề nghị sửa đổi dự thảo nghị quyết về việc mời Nga quay trở lại, tuy nhiên những sáng kiến của Kiev đều không nhận được sự ủng hộ của toàn thể Đại hội đồng.

 

Trước đó, khi phái đoàn Ukraine tuyên bố không tham dự kỳ họp của Đại hội đồng, tổ chức này tuyên bố Ukraine phải có trách nhiệm cử phái đoàn đến tham dự, đồng thời kêu gọi các thành viên từ Hội đông châu Âu tổ chức các cuộc tham vấn rộng rãi về việc mời Nga quay trở lại vô điều kiện với Đại hội đồng Liên hợp quốc, thể hiện vai trò của các quốc gia thuộc Hội đồng châu Âu trong thực hiện hiến pháp và luật pháp quốc tế.
Tini Kocs, người đứng đầu một nhóm chính trị gia của Đại hội đồng cho biết, tất cả các quốc gia thành viên phải có trách nhiệm tham gia vào các hoạt động của tổ chức theo quy định của Hội đồng châu Âu và nghị quyết "về vai trò và nhiệm vụ của Đại hội đồng". Do đó, theo ông Kocs, Nga có trách nhiệm cử phái đoàn đến tham dự kỳ họp của Đại hội đồng, tương tự như Ukraine. 
"Hội đồng châu Âu và Đại hôi đồng Liên hợp quốc không phải quán cà phê, nơi chúng ta có thể lựa chọn những gì chúng ta muốn làm", ông Tini Kocs nhận định.