1. Áp suất thấp (động cơ diesel và xăng)
2. Lọc gió có vấn đề (động cơ diesel và xăng)
Một khi một phần lọc gió bị bụi bẩn bám vào làm nghẽn lại sẽ hạn chế lượng không khí đi vào buồng đốt, khiến xe không có được sức mạnh cần thiết để di chuyển trơn tru, gây ra hiện tượng hụt hơi khi ga.
3. Lỗi cảm biến lưu lượng không khí (động cơ đốt xăng)
Nhiệm vụ chính của cảm biến lưu lượng không khí là đo lường lượng không khí đi vào động cơ và sau đó báo cáo tới mô đun điều khiển hệ thống truyền lực, để từ đó tính toán lượng tải đang được đặt lên động cơ. Nếu có vấn đề với các cảm biến này, hoạt động của động cơ cũng bị ảnh hưởng.
4. Trục trặc bộ cảm biến trục cam.
5. Lỗi cảm biến oxygen (động cơ diesel và xăng)
Bộ cảm biến oxy có nhiệm vụ đo lường lượng khí gas thoát ra khỏi động cơ. Bộ cảm ứng điện tử sau đó dùng các thông tin này để tính toán tỉ lệ không khí - nhiên liệu tồn tại trong động cơ của phương tiện, điều tiết hoạt động phun - đốt nhiên liệu và kiểm soát việc xả thải.
Nếu có vấn đề xảy đến với cảm biến oxy, chúng có thể khiến động cơ khởi động một cách khó khăn, đồng thời có tác động tiêu cực tới môi trường do không mô đun điện tử không kiểm soát tốt hoạt động điều tiết xả thải.
6. Hỏng kim phun (động cơ diesel và xăng)
7. Ống dẫn nhiên liệu gặp vấn đề hoặc yếu
Nếu ống dẫn nhiên liệu gặp vấn đề thì quá trình tăng tốc của xe cũng không được đảm bảo.
8. Tắc nghẽn bộ phận lọc nhiên liệu (động cơ diesel và xăng)
Bộ phận lọc nhiên liệu được đặt ở giữa kim phun và ống dẫn nhiên liệu. Nhiệm vụ của lọc nhiên liệu là để sàng lọc các chất bẩn có thể có trong nhiên liệu trước khi được đưa vào đốt cháy trong động cơ. Nếu cái lọc nhiên liệu quả bạn quá bẩn, hoặc bị hỏng, bị tắc nghẽn thì động cơ xe sẽ không được tiếp đủ nhiên liệu sạch dẫn đén tình trạng hụt hơi khi ga.
Trong trường hợp lọc nhiên liệu bị rách, để lọt các chất bẩn vào động cơ, xe của bạn có khả năng bị hỏng hóc nghiêm trọng hơn.
9. Ống xả bị tắc (động cơ diesel và xăng)