Bệnh loét miệng hay nhiệt miệng là loại loét gây ra đau nhức phát sinh từ trong thành miệng, thông thường là ở lưỡi, lợi, giữa lưỡi dưới và răng. Chúng thường phát sinh đơn lẻ nhưng đôi khi nhô ra thành các cụm nhỏ trên bề mặt.

785165_small_85616.jpg

Ảnh minh họa (nguồn Internet)

Nguyên nhân gây bệnh loét miệng có thể do virut hay vi khuẩn có khả năng gây ra loét ở bề mặt lưỡi, lợi khi hệ thống miễn dịch thấp; căng thẳng tinh thần; strees, hay chế độ ăn kiêng không hợp lý dẫn đến thiếu sắt hoặc vitamin B12...

Trong hầu hết các trường hợp, vết loét sẽ tự khỏi không cần bất kỳ cách điều trị nào, mà chỉ cảm thấy khó chịu trong vài ngày. Bạn có thể áp dụng một vài cách sau để làm cho các vết loét mau lành: dùng các loại thuốc giảm đau có chứa các chất axit và glycerin bôi ngày 2 lần sau khi vệ sinh răng miệng sạch sẽ; súc miệng ít nhất 4 lần/ngày với nước muối pha loãng; chỉ nên ngậm trong miệng khoảng 1 phút và nhớ là đừng nuốt.
 
Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến cách ăn uống trong lúc bị viêm loét miệng như: tránh ăn các loại thực phẩm có chứa axít có vị chát hay tẩm nhiều gia vị như chanh, ớt, hạt tiêu, bưởi... sẽ làm vết thương đau đớn hơn). Uống nhiều nước và cẩn thận khi đánh răng. Nếu sau 7 - 10 ngày, bệnh không đỡ, bạn nên tới bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra tìm ra căn nguyên của bệnh.


Theo BS. Nguyễn Văn Hà - Sức khỏe & Đời sống - nt