...Người Thanh Chương ai cũng tự hào quê mình có các cụ, các bác, các anh như Tôn Quang Phiệt, Đặng Thai Mai, Nguyễn Côn, Võ Thúc Đồng, Hoàng Đình Cầu, Nguyễn Duy Quý, Nguyễn Ngô Hai, Trần Văn Hằng,... Các học giả, nhà khoa học Nguyễn Tài Cẩn, Trần Đình Hượu, Nguyễn Như Tinh Dung, Nguyễn Thức Tư, Nguyễn Thế Bá, Đinh Xuân Dũng... Các tướng lĩnh như Lê Nam Thắng, Đặng Đình Hồ, Nguyễn Ngọc Độ, Nguyễn Đệ,... Các văn nghệ sĩ như Nguyễn Tài Tuệ, Nguyễn Bùi Vợi, Võ Thanh An, Lê Huy Mậu, Đinh Thìn, Xuân Huyền, Trần Sĩ Kháng, Phan Thanh Chương, Hồng Lựu, Lê Xuân Hoan...

Mãi năm 1996, tôi mới có chuyến "xuất ngoại"- "ngoại huyện". Đoàn do anh Nguyễn Quang Hạnh, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy làm trưởng đoàn, đi các tỉnh phía Nam. Có lẽ đây là đoàn đông nhất của huyện đầu tiên "Nam tiến" sau chiến tranh(?). Đến Cần Thơ, đã có hội đồng hương hẳn hoi, anh Củng, anh Quát, anh Chương, anh Thắng, anh Trân, chị Thanh, chị Huấn,...Họ ôm lấy chúng tôi thật cảm động.

763315_small_57624.jpgMột góc phố Dùng.

Hồi đó, anh Ba Trung (Trung tướng - Anh hùng LLVT Nguyễn Đệ, Tư lệnh Quân khu 9) còn khỏe. Khổ cực, anh theo mẹ rời quê khi còn thơ ấu, sau mấy lần mới tìm được quê là Võ Liệt... Đến Quân khu 9, mới biết bà con Nam Bộ quý mến anh lắm. Sự quý mến anh Ba làm cho chúng tôi được thơm lây. Bộ Tư lệnh Quân khu chu đáo không kể hết. Đến Đà Lạt, đang ăn cơm nhà này đã có người "xếp lịch" mời hai ba bữa sau! Không đi hết được, đành thống nhất gặp chung. Đêm ấy, cả hội hát "Ngái ngôi chi mà anh nỏ về..." trong nước mắt nghẹn ngào.

Năm 2000, đi họp Hội đồng hương tại Hà Nội. Sau bữa cơm thân mật, bác Dương Văn Dật xúc động, dặn dò anh em lãnh đạo huyện...Bác gửi 3 triệu đồng của hội tặng người nghèo của huyện.

Các năm 2004-2006, huyện tổ chức mấy đoàn, trong đó có đoàn hơn 40 người. Chúng tôi "réo" anh Nguyễn Ngô Hai - Nguyên ủy viên TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên, nguyên Phó Ban Tư tưởng Văn hóa TƯ. Lúc ấy anh đã nghỉ hưu. Văn phòng Tỉnh ủy Thái Nguyên, lãnh đạo nhiều huyện tiếp chúng tôi rất thân tình. Họ quý trọng anh Hai lắm. Đáng để ý là ngoài dẫn đi các di tích, danh thắng, anh tìm những mô hình làm kinh tế giỏi cho anh em "mục sở thị".

Anh nói: Đối với cán bộ cơ sở là phải "cho chộ"! Về Hà Nội, vợ chồng các anh Trần Văn Hằng, Nguyễn Cảnh Hiền, Nguyễn Cảnh Sơn, Nguyễn Cảnh Hồng, Nguyễn Công Lập, Lê Hữu Thành,... tổ chức giao lưu tại Học viện Chính trị, ở nhà hàng anh Lập. Anh Bình (Nam Đàn) tiếp đoàn tại Văn phòng TƯchân tình, tạo điều kiện cho anh em tiếp cận với nhiều cơ quan, cán bộ công tác ở các Bộ, ngành TƯ, gây ấn tượng sâu sắc cho anh em ở quê.

Năm 2008, chúng tôi lại "Nam tiến". Đến Đà Nẵng, chúng tôi thực sự biết sức sống của "năm không", "ba có" của thành phố này. Vợ chồng các anh Trần Duy Chương, anh Hậu cùng bà con ta đã tổ chức một "cuộc tập huấn" về phong cách của đất và người phương Nam. Vậy mà lại phải say ở Cần Thơ với anh Củng, anh Quát, anh Chương, anh Thắng, chị Huấn, với lớp trẻ như Nguyên, như Minh,...

Đến Sài Gòn, gặp anh Hà, anh Ngọc, anh Độ, anh Trung, anh Thuần, anh Sơn, anh Phùng, anh Hùng...thì thấy cuộc "tập huấn" ở Đà Nẵng chưa đủ để thích ứng! Anh Hồng - Bảo hiểm Thành phố thì không chịu đến dự bữa cơm chung mà để mời cả đoàn vô khách sạn "Vườn Cau" nhà mình để tự anh tiếp.

Ra Phú Quốc, gặp Nguyễn Phùng Toan, vốn là đặc công nước, hòa bình anh ở lại với đảo. Anh có đàn bò vài ba trăm con, nhiều dê, riêng tiền bán phân bò, phân dê cho người trồng tiêu mỗi năm đã có sáu chục triệu đồng. Rượu trong chum, anh lấy gáo (mà ta hay đong bia hơi) múc để rót. Mỗi lần chúc, anh uống trước, luôn miệng nói "người Thanh Chương là không nhởi nhớp!".

Vốn đã gặp sóng to, lỡ lịch, ai cũng ái ngại, anh lại còn bày trò "khấn": Trông trời mần sóng to cả tuần, bọn tui ở đây mấy năm mới có một đoàn người quê đến. Về Bảo Lộc, vợ chồng các anh Trần Quốc Dũng, anh Trình, anh Minh "sát hạch". Nghe nói anh Dũng là "cây rượu" nổi tiếng của đơn vị! Lên Đà Lạt với những người quen thuộc: Các anh Kỳ, Quỳnh, anh Phan, anh Mão, anh Tuân, anh Tùng, chị Trung, anh Đức,... Bà con ta ở đây rất đông. Đi với họ, học được nhiều điều...

Doanh nhân Thanh Chương ở Hà Nội đủ các thế hệ, khá đông và mạnh. Mỗi người một lĩnh vực nên họ cũng chưa biết hết nhau. Khi thành lập đã có 70 người. Sau đã được bổ sung. Có những "đại gia" khá nổi tiếng với sự tài trợ lớn cho quê nhà và các địa phương khác như Nguyễn Minh Hồng, Võ Văn Hồng, Nguyễn Cảnh Sơn. Có những người đứng đầu doanh nghiệp danh tiếng như Nguyễn Cảnh Hồng - Tổng Giám đốc Eurowindow, Tổng giám đốc Mê Linh Plaza; Tôn Thiện Việt, Tổng Giám đốc CTCP phát triển Dầu khí; Nguyễn Xuân Huyền, AHLĐ, Giám đốc Công ty phát triển đường sắt Việt Nam; Lê Văn Hải, Tổng Giám đốc C.ty Cơ khí Điện lực Hà Nội; Vương Đình Dung, Giám đốc C.ty Xăng dầu Quân đội; Nguyễn Trọng Việt, Giám đốc C.ty Thăng Long,...Có nhiều chủ doanh nghiệp trẻ như Nguyễn Trung Phong, Chủ tịch HĐQT C.ty Tân Phát; Nguyễn Anh Dũng, Chủ tịch HĐQT - Giám đốc CTCP Xây dựng VINLAND; Nguyễn Nhật Thao, Giám đốc C.ty Xây dựng 1 - Hà Nội; Trần Thanh Hiền, Giám đốc CTCP kỹ thuật Hà Nội...

Nét độc đáo là bên cạnh các doanh nhân, có những đồng chí đã và đang công tác ở TW, các Bộ, ngành. TS Trần Văn Hằng, ủy viên TƯ Đảng vừa mới được điều động về làm Bí thư Tỉnh ủy; GS.VS Nguyễn Duy Quý, nguyên Ủy viên TƯ Đảng, nguyên Giám đốc Trung tâm XH&NV quốc gia; TS.Nguyễn Sĩ Dũng, Phó Chủ nhiệm VP Quốc hội; PGS.TS Nguyễn Văn Nam, chuyên gia cao cấp; GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng, Phó Chủ tịch Viện KHXH&NV,...Rất nhiều các bác, các anh, các chị là PGS.TS, BS, tướng lĩnh hoặc làm khoa học như Đinh Xuân Bá, Nguyễn Phùng Hồng, Nguyễn Thủ Thanh, Đặng Xuân Đào, Đặng Xuân Loan, Nguyễn Duy Bột, Nguyễn Phương Mậu, Trần Minh Đạo, Trịnh Xuân Hội, Trần Kim Hào, Đặng Đình Bình, Nguyễn Thế Chinh, Lê Hữu Thành, Đặng Đình Thanh...Họ vừa tư vấn cho các doanh nhân - nhất là giới trẻ, vừa là những "cổ động viên" tích cực - như cách nói vui của anh Trịnh Xuân Hội... Thanh Chương là huyện đầu tiên thành lập hội doanh nhân ở Hà Nội.

Lại có những cháu trẻ măng, cứ tưởng thành phần "bản thân phụ thuộc - ăn theo" nhưng đã tốt nghiệp đại học, đến phục vụ và đóng ngay hội phí (mỗi năm một triệu đồng) với ý nguyện là "học để làm theo các bác, các anh". Hiện nay số hội viên Hội đồng hương Thanh Chương ở Hà Nội đã có hơn 120 người. Hội sinh hoạt ở đâu là cả vùng "tràn ngập tiếng Nghệ", nhiều người nguyên bản giọng chợ Cồn, lại còn "to tiếng" gọi đó là đặc sản! Hội đã tài trợ 250 triệu đồng cho quỹ khuyến học, tài trợ in sách cho huyện, giúp nhiều xã xây dựng cơ sở hạ tầng, đã nhận 300 con em quê hương đi làm việc tại các cơ sở của mình; đã tư vấn cho huyện nhiều chương trình, dự án, quan tâm đến sự phát triển môi trường bền vững. Giữa các nhà lãnh đạo, cán bộ khoa học, các doanh nhân có sự gắn kết.

Có lẽ nguyên nhân sâu xa là họ đều từ một miền quê nghèo, hiếu học. Nay thành đạt, không thể để mất tình nghĩa, thủy chung. Họ muốn tất cả đều khá lên và làm việc gì đó cho quê nhà. Mấy bác cao tuổi nói: đường đi làm ăn có trăm phương, muôn nẻo nhưng đường về chỉ có một là quê hương!

Cách quê 45 km, Hội đồng hương ở Vinh khá đông đảo; nhiều cán bộ lão thành, tiền khởi nghĩa, chủ trì huyện qua các thời kỳ sinh sống. Sinh thời, bác Phạm Văn Thàng năm nào cũng về. Khi in xong cuốn "Giọt nắng chiều", bác về thăm huyện, thăm các xã vùng Đại Đồng.

Bác nói: Mình về chào anh em, bà con lần cuối... và dặn anh em: hàng năm nên duy trì hội nghị truyền thống của huyện. Nhưng phải đổi mới đi, truyền thống là của thế hệ này sang thế hệ khác làm nên, không chỉ dừng lại ở thế hệ cha chú... Năm 2000, kỷ niệm 70 năm truyền thống quê hương, hội xuất bản cuốn "Với quê hương"; năm 2005, kỷ niệm 75 năm, hội ra mắt cuốn "Thanh Chương - Đất và Người". Năm nay, các bác Bùi Văn Chất, Trần Kim Đôn, Nguyễn Sĩ Đạm phối hợp biên tập cuốn "Thanh Chương - Xưa và Nay".

Miền quê nào cũng có người thành đạt, giàu có nhưng hướng về quê thì Thanh Chương là nơi vừa sớm, vừa nhiều, vừa độc đáo. Mở đầu từ anh Nguyễn Minh Hồng với xây cầu Mồng, trường Tiểu học, Bưu điện văn hóa Thanh Lâm, Câu lạc bộ Tuổi trẻ, cầu Cửa Trộ, quà cho các cụ lão thành cách mạng, tiền khởi nghĩa,... Anh Võ Văn Hồng với đường làng Hoa, Trường Tiểu học Phong Thịnh, nhà học ba tầng trường THPT Thanh Chương 3, Nhà học thực hành trường THPT Thanh Chương 1, anh Nguyễn Cảnh Sơn với Bệnh viện Đa khoa vùng Cát Ngạn, anh Trần Hải Minh lúc nào cũng đau đáu với miền Bích Hào "làm một vụ ăn cả năm", giúp xây trường Mầm non Thanh Xuân, tặng quà người nghèo...đến gia đình ông Khánh (Thanh Tiên), Hoa Thường (Thanh Yên), anh Quang (Thanh Lương), anh Liêm (Thanh Khai), anh Nguyễn Trung Phong (Ngọc Sơn), anh Trần Đình Bá (Thanh Long)...và rất nhiều người đã giúp các thôn xóm, xã nhưng không thông tin, không "kể công" với huyện.

Năm 2005, huyện trùng tu đền Bạch Mã, bà con xa quê đã tự giác gửi về gần 1 tỷ đồng. Thống kê khá chính xác từ hóa đơn, chứng từ, số tiền con em xa quê gửi qua Ngân hàng và Bưu điện năm 2003 là 101 tỷ đồng, và cứ tăng tiến, đến năm 2009 là 210 tỷ đồng. Trên quê nghèo, số tiền ấy là rất to lớn. Dù bằng "con đường" nào, địa chỉ nào, gọi nó là "nội lực" hay "ngoại lực" thì thực sự đã góp phần quan trọng thay đổi đời sống người dân và diện mạo của quê hương.

Đang có một ý tưởng đáng mừng: Anh Ngọc (quê Thanh Chi), anh Thuần (quê Thanh Lương) cùng một số doanh nghiệp, trong bữa ăn với lãnh đạo huyện tại Sài Gòn đã mấy lần tâm đắc, bắt tay nhau để triển khai dự án xây dựng Xí nghiệp may tại huyện cho khoảng 500 công nhân. Các anh nói: Đây là dự án phi lợi nhuận, chúng tôi lo đào tạo và "đầu ra", chỉ cần giữ vốn, tạo việc làm cho con em, lời lãi đồng nào để huyện giúp người nghèo...

Càng kể về người xa quê lại càng thấy thiếu. Hồ Minh Châu - Giám đốc Công ty Mai Linh miền Trung, Tây Nguyên, đã giúp quê một số công trình, đang khát khao với một điểm dừng chân trên đường Hồ Chí Minh ở quê; TS Nguyễn Sĩ Dũng trăn trở cùng hội Doanh nhân và lãnh đạo huyện nên có công trình gì ở quê vừa có ý nghĩa, vừa sinh lợi? Nguyễn Bùi Vợi "nhớ quê cả bốn mùa / Không riêng gì mùa mít"; Lê Huy Mậu "úp mặt vào sông quê / như tuổi nhỏ úp mặt vào lòng mẹ / để tìm sự chở che"; Võ Thanh An "Nhắm mắt lại là ùa về tất cả / Bạn bè anh em, chợ Rộ, bến phà"; Phan Thanh Chương "cứ mỗi lần về thăm quê / Tôi lại hóa thành đứa trẻ", Trần Sĩ Kháng "Con đi bạt xứ nửa đời/Thương "ví phường vải" đêm khơi mạch sầu...

Trong tiến trình lịch sử, số người xa quê với những lý do khác nhau rất nhiều. Có những cư dân "làng Nghệ" nơi xứ Bắc, theo vua Quang Trung đi đánh giặc rồi định cư luôn ở đó. Có những người đói khát, chạy loạn (trong đó có người thành đạt như anh Ba Trung nói ở trên; như Chăn Thi, quê Thanh Khê, nay là Chủ tịch Hội Văn học - Nghệ thuật Lào). Có người vào Nam năm 1954 hoặc sau 1975... Với tầm nhìn mới "đất nước là quê hương", có rất nhiều bạn trẻ quyết chí "lập thân, lập nghiệp" trên nhiều miền đất nước và nước ngoài.
Anh Đặng