.
Dùng thuyền nan vớt củi giữa dòng nước lũ. Clip: Huy Thư


Sau bão số 3, gỗ, củi cuộn theo dòng nước xoáy ở những vực sâu trên sông Lam. Dịp này, người dân các xã Thanh An, Thanh Chi huyện Thanh Chương tranh thủ ra sông vớt củi. Ảnh: Huy Thư
Thường thì độ tháng 9, 10 hàng năm, sông Lam mới có nước thượng nguồn đổ về. Nhưng năm nay lũ lụt giữa tháng 7 là hiện tượng khá bất thường. Từ 5h sáng, người dân đã có mặt tại các bến sông với những chiếc sào dài có móc để vớt củi. Ảnh: Huy Thư
Những thiếu niên học lớp 8, lớp 9 cũng ngâm mình trong nước lũ, vớt củi cùng gia đình. Ảnh: Huy Thư
Do củi trôi ngoài xa, mà sào vớt củi thì ngắn, nên không ít người đã lội ra sông, mặc cho nước sâu đến tận cổ, miễn sao kéo được củi vào bờ. Ảnh: Huy Thư
Mỗi lần “hối” sông Lam, người dân ở đây thường dừng hết các công việc để đi vớt củi, có khi vớt cả đêm. Nhà đông người thì kẻ vớt, người chuyển, nhà ít người, nhất là đi một mình cũng khá vất vả.
Giữa mưa to, nước xiết, nhiều người đã luống tuổi vẫn liều mình chèo những chiếc thuyền nan cũ kỹ, lao theo "điểm nhắm" để vớt củi trên dòng nước lũ. Ảnh: Huy Thư
Nhiều người vớt được cả những cây gỗ lớn. Tuy nhiên phải vất vả lắm mới đưa được những cây gỗ đang trôi trên sông vào bờ. Ảnh: Huy Thư
Một người dân xã Thanh Chi cho biết: Mỗi lần vớt củi lụt như thế này, tuy vất vả, có cả nguy hiểm, nhưng được khá nhiều củi, đun cả năm mới hết. Một số nhà, vớt củi để bán cũng kiếm được hơn chục triệu đồng. Ảnh: Huy Thư
Nhiều khúc gỗ, củi lớn chưa đưa được lên bờ người dân đành phải dùng dây cột vào bến sông để khỏi trôi. Ảnh: Huy Thư
Ông Nguyễn Hữu Thuần xóm trưởng xóm 9, xã Thanh An cho biết: Chỉ mỗi buổi sáng, nhà ông đã kiếm được 5 - 7 xe củi, nếu vớt mấy ngày liên tục sẽ được vài xe ô tô . Ảnh: Huy Thư
Những chuyến xe trâu chở củi về trong mưa. Ngày mưa bão là mùa vớt củi lụt của nhiều gia đình ven sông Lam. Ảnh: Huy Thư