Những ngày này do ảnh hưởng của cơn bão số 3 nên mực nước trên các sông suối ở vùng cao Nghệ An lên nhanh. Đến thời điểm sáng nay nước có dấu hiệu rút xuống song vẫn ở mức chậm. Ảnh: Đào Thọ
Mực nước lớn buộc nhà máy thủy điện bản Ang (xã Xá Lượng - Tương Dương) phải mở các van xả lũ. Ảnh: Đào Thọ
Dưới chân đập, nhiều gỗ rác trôi về và tích tụ lại. Lợi dụng tình hình đó nhiều người dân đã bất chấp nguy hiểm xuống sông vớt củi dù đã có sự khuyến cáo của các ban ngành chức năng. Ảnh: Đào Thọ
Clip: Vớt củi dưới chân đập thủy điện đang xả lũ.


Theo quan sát của chúng tôi, dù Đảng ủy, chính quyền xã Xá Lượng thường xuyên cắt cử các lực lượng như công an, quân sự, dân quân tự vệ...đến để túc trực và không cho người dân xuống vớt củi. Thế nhưng, khi các lực lượng này rời khỏi để đến địa điểm khác thì một số người lại bất chấp nguy hiểm xuống sông trở lại công việc. Ảnh: Đào Thọ
Những cây gỗ, củi ở đây chủ yếu trôi từ thượng nguồn về nhưng cũng có một số là gỗ trong rừng trồng. Ảnh: Đào Thọ


Dụng cụ chủ yếu của những người này là chiếc sào dài có gắn móc để kéo củi vào. Ảnh: Đào Thọ
Một số người còn huy động cả máy cưa xăng để cắt gỗ ngay trên bờ sông. Ảnh: Đào Thọ
Củi, gỗ được tập kết cách bờ không xa. Ảnh: Đào Thọ
Còn theo ghi nhận tại Anh Sơn, sáng ngày 20/7, nước lũ trên sông Lam lên rất nhanh, nhấn chìm hầu hết các bãi bồi dọc sông thuộc địa bàn huyện Anh Sơn. Nước sông chảy mạnh, kéo theo nhiều rác và củi giữa dòng, một số người dân xã Tường Sơn (Anh Sơn) đã liều mình chèo lái thuyền nhỏ ra vớt củi. Ảnh: Tường Anh
Những chiếc thuyền nhỏ chênh chao trên dòng nước xiết cuồn cuộn. Gặp khúc củi lớn, những người này sẵn sàng xuống dòng nước xiết để đẩy củi lên thuyền. Ảnh: Tường Anh


Nếu vớt được củi nhỏ sẽ buộc dây thừng kéo vào, tập kết trên bờ. Ảnh: Tường Anh
Mỗi gia đình tham gia vớt củi có một vị trí tập kết riêng và số củi vớt được sẽ làm dấu hiệu riêng để tránh sự nhầm lẫn. Ảnh: Tường Anh