Giấc ngủ trưa có thể giúp cơ thể chúng ta phục hồi sau một đêm ngủ kém và giúp tăng năng suất làm việc trong ngày.
Một nghiên cứu năm 2016 cho thấy ngủ trưa dài, hoặc mệt mỏi quá mức có liên quan đến nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa cao. Tiến sĩ Adam Splaver, bác sĩ tim mạch ở Nam Florida, Mỹ cảnh báo ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ hội chứng chuyển hóa lên 50%.
Như vậy, có thể nói tầm quan trọng của giấc ngủ ngắn với sức khỏe tổng thể. Dưới đây là những lợi ích từ giấc ngủ ngắn cho sức khỏe chúng ta, theo Medical Daily.
Ngủ 10 đến 20 phút
Thời gian giấc ngủ ngắn từ 10-20 phút lý tưởng để tăng cường sự tập trung và năng suất làm việc. Một nghiên cứu năm 2012 trong tạp chí Sleep cho thấy ngủ trưa 10 phút giúp cải thiện ngay lập tức về độ buồn ngủ, mệt mỏi, sức sống và hiệu năng nhận thức.
Ngủ 30 phút
Theo đánh giá của Hiệp hội giấc ngủ quốc gia NSF - Mỹ, giấc ngủ ngắn dừng lại ở phút 30 sẽ giúp chúng ta không chệnh choạng. Một nghiên cứu năm 2015 trong Tạp chí Khoa học Nội tiết và Chuyển hóa cho thấy ngủ ngắn 30 phút có thể làm đảo ngược tác động kích thích tố của giấc ngủ ban đêm.
Ngủ 60 phút
Ngủ hơn 30 phút nhưng ít hơn 90 phút có thể làm tăng nguy cơ thức dậy quán tính, mang lại cảm giác mệt mỏi như nôn mửa. Tuy nhiên, một giấc ngủ 60 phút có thể giúp chúng ta cảm thấy tươi trẻ và trẻ hóa.
Ngủ 90 phút
Ngủ hơn 90 phút giúp làm sạch tâm trí, cải thiện trí nhớ và phục hồi giấc ngủ bị mất. Tuy nhiên, tiến sĩ Splaver khuyên chúng ta cần nghỉ trưa (40 phút hoặc ít hơn) trong ngày để có thể ngủ vào ban đêm.
Theo Giadinh.net