(Baonghean.vn) - Làng nghề mật mía làng Găng, xã Nghĩa Hưng, huyện Nghĩa Đàn từ lâu nức tiếng xa gần bởi hơng vị thơm ngon, sánh mịn. Từ việc duy trì nghề ép mật truyền thống, đời sống của người dân ở nơi đây ngày càng nâng lên. Hiện nay, mật mía làng Găng đã được bảo hộ nhãn hiệu.
Những cánh đồng mía bát ngát, ngút ngàn tầm mắt ở Nghĩa Hưng, Nghĩa Đàn là nguyên liệu để sản xuất mật mía. Làng Găng có hàng chụcc gia đình theo nghề nấu mật mía, gồm các xóm 12, 13, 14 15 của xã Nghĩa Hưng. Cận Tết cũng là thời điểm bà con nông dân ở làng Găng tất bật hơn với công việc của mình. Đây là khâu đưa mía vào ép. Có máy móc hỗ trợ, ép 1 lần là có thể lấy toàn bộ nước mía Nước cốt mía sau khi được lọc cặn qua 3 lớp được đưa vào chảo để nấu mật. Công đoạn nấu mật là khâu quan trọng nhất, nó ảnh hưởng đến chất lượng mật. Và đây được xem là bí quyết của mỗi hộ gia đình. Khi nấu mật, người thợ phải túc trực thường xuyên để giữ lửa lò. Lửa không được quá to, như thế mật sẽ bị trào ra và cháy, có màu đen không ngon; còn lửa nhỏ quá thì sẽ tốn rất nhiều thời gian. Trong ảnh: Em Đặng Thái Năm – Học sinh lớp 10, ngoài giờ học thì tranh thủ ngày nghỉ phụ giúp gia đình làm nghề truyền thống. Sau khoảng 2 tiếng nấu những giọt mật sánh mịn, đặc, thơm, có màu vàng cánh dán mới đảm bảo chất lượng. Với chất lượng nổi tiếng, các thương lái đến tận nhà dân để nhập mật. Mật mía làng Găng tiêu thụ khắp mọi nơi, không chỉ trong tỉnh Nghệ An mà còn được người tiêu dùng ở các Quảng Bình, Hà Tĩnh, Thanh Hóa... ưu dùng.
Thái Trường
(Huyện ủy Nghĩa Đàn)