Đặc biệt, nếu thời gian “phơi” nắng xe càng lâu, xe của bạn sẽ càng bị tăng nhiệt độ một cách nhanh chóng. Điều này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng tới chiếc xe của bạn mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe của người ngồi trên xe.
Cụ thể, dưới tác động của điều kiện thời tiết, nhiều bộ phận trên ô tô có thể bị biến chất, rất dễ trở thành tác nhân gây hại cho sức khỏe của chủ nhân. Khi nhiệt độ tăng, một số chất liệu có trong khoang nội thất của xe như cao su và nhựa vinyl sẽ bắt đầu bay hơi, đồng thời dầu và dung môi bên trong vật liệu thì hóa hơi.
Chúng sẽ tạo thành một mảng bám trên cửa kính xe và bạn có thể dễ dàng nhận thấy khi có ánh nắng chiếu vào. Mảng bám và mùi bốc hơi trong xe sẽ không gây tác hại ngây lập tức nhưng nếu tiếp xúc trong thời gian dài, con người có thể gặp một số vấn đề về hô hấp và dẫn đến ung thư.
Cũng theo nghiên cứu của nhà khoa học Mỹ, khi nhiệt độ bên trong xe lên tới 50 độ C sẽ làm bay hơi các chất độc hại và hiện tượng này có tên khoa học là heatstroke hoặc hyperthermia. Hay dễ hiểu hơn, hiện tượng này tương tự hiệu ứng “nhà kính” mà bạn hay nghe trên các phương tiện thông tin báo chí.
Bên cạnh đó, một tác hại khôn lường của việc thường xuyên phải ngồi làm việc, hoặc hoạt động ở môi trường nóng bức đối với nam giới cũng gây ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản.
Theo chuyên gia sản phụ khoa Lê Thị Minh Châu, nam giới tắm nước quá nóng, ngồi yên xe có nhiệt độ cao, mặc quần chật, ngồi nhiều giờ làm việc ở văn phòng, hút thuốc lá, uống rượu bia, làm việc trong môi trường tiếp xúc nhiều với hóa chất, lái xe đường dài… có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, dễ bị vô sinh.
Nghiên cứu đến từ hai trường đại học Mỹ là Arizona State University và University of California at San Diego School of Medicine cho thấy nhiệt độ tăng cao từ những chiếc xe hơi đậu ngoài nắng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, thậm chí gây tử vong. Nghiên cứu của hai trường đại học này tập trung vào những tác hại với trẻ dưới 2 tuổi - đối tượng dễ bị "bỏ quên" trên xe nhất.
Theo thực tế, có nhiều bậc phụ huynh suy nghĩ rằng chỉ cần để con trên xe, chạy vào siêu thị mua sắm nhanh rồi ra ngay sẽ không có vấn đề gì. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian từ 30 phút - 1 tiếng đồng hồ, dưới sức nóng trên cao và dưới mặt đường, chiếc xe trở thành một "nhà kính" mini, gây sốc nhiệt cho trẻ hoặc thú cưng trên xe. Ở trong xe, cơ thể trẻ tăng lên 40 độ C và không thể giải nhiệt, gây ra chứng thân nhiệt cao (hyperthermia).