154913-1.jpg
Hôm nay 9/1, lần đầu tiên sau hơn hai năm căng thẳng, các quan chức cấp cao của Triều Tiên và Hàn Quốc đã gặp mặt trực tiếp để hội đàm chính thức tại làng đình chiến Panmunjom ở khu phi quân sự liên Triều (DMZ) - nơi chia tách biên giới hai nước. Sau khi chứng kiến lễ ký kết thỏa thuận đình chiến kết thúc chiến tranh liên Triều (1950-1953), Panmunjom là nơi duy nhất tại khu DMZ mà các binh sĩ Triều Tiên và Hàn Quốc đối mặt nhau hàng ngày. Trong ảnh: “Ngôi nhà hòa bình” ở làng Panmunjom - nơi diễn ra cuộc hội đàm giữa Hàn Quốc và Triều Tiên hôm nay 9/1. Ảnh: Getty

Tại làng Panmunjom có 6 ngôi nhà được sơn màu trắng và xanh nằm dọc theo đường ranh giới liên Triều và cũng có các phòng hội họp được hai nước sử dụng chung. Trong ảnh: Lính Hàn Quốc đứng bên ngoài phòng họp của Ủy ban đình chiến quân sự thuộc Bộ Chỉ huy Liên Hợp Quốc ở khu DMZ. Ảnh: AFP

Khi các phòng hội họp chung ở làng đình chiến Panmunjom được phía Hàn Quốc sử dụng, các binh sĩ Triều Tiên thường nhìn qua cửa sổ để theo dõi diễn biến bên trong. Ảnh: Getty

Giới chức Triều Tiên và Hàn Quốc có thể gặp nhau ở bên trong các ngôi nhà tại làng đình chiến Panmunjom và khách du lịch cũng có thể tới thăm khu vực này. Binh sĩ Triều Tiên cũng thỉnh thoảng chụp ảnh các căn phòng khi phía Hàn Quốc sử dụng. Ảnh: Getty

Biên bản sau các cuộc họp của Ủy ban Giám sát các quốc gia trung lập (NNSC), lực lượng giám sát hòa bình biên giới liên Triều, được đặt trong hòm thư tại một phòng họp ở làng đình chiến Panmunjom. Ảnh: Reuters

Những chiếc bàn từng được Triều Tiên và Hàn Quốc sử dụng để ký thỏa thuận đình chiến vào ngày 27/7/1953 ở làng Panmunjom. Ảnh: AFP

Ở bên ngoài các căn phòng tại làng đình chiến Panmunjom, Triều Tiên thường thuê công nhân quét dọn dưới sự giám sát của các lính gác. Quân đội Triều Tiên và Hàn Quốc đều hiện diện ở DMZ với hàng chục nghìn binh sĩ ở cả hai bên. Ảnh: Getty

Các công nhân cắt cỏ ở khu vực phía Triều Tiên tại làng đình chiến Panmunjom. Ảnh: Reuters

Cầu “Không trở lại” ở làng Panmunjom được dùng làm nơi trao đổi tù nhân chiến tranh. Họ có thể chọn đi về phía Triều Tiên hoặc Hàn Quốc qua cây cầu này theo thỏa thuận năm 1953 và khi đã lựa chọn, họ sẽ không bao giờ được trở lại phía bên kia. Ảnh: Getty

Cuộc sống ở Panmunjom và các ngôi làng xung quanh vẫn diễn ra bình thường. Các cửa hàng vẫn mọc lên, trẻ em vẫn đến trường và những người nông dân vẫn ra đồng. Chỉ có điều, không khí căng thẳng vẫn luôn hiện hữu ở khu vực này. Trong ảnh: Các binh sĩ Triều Tiên bước qua một bức tranh tuyên truyền ở làng Panmunjom. Ảnh: AFP

Những người Hàn Quốc xem bản tin về vụ phóng tên lửa của Triều Tiên trên truyền hình bên trong một cửa hàng ở gần làng Panmunjom. Ảnh: Getty

Tại làng Daeseong-dong, phía nam đường ranh giới phân chia Triều Tiên - Hàn Quốc ở khu DMZ, ngôi trường đặc biệt đã được xây dựng dành cho trẻ em Hàn Quốc. Trẻ em đi học dưới sự giám sát chặt chẽ của các binh sĩ Hàn Quốc. Ảnh: AFP

Daeseong-dong là ngôi làng duy nhất dân thường có thể ở trong khu DMZ. Tại đây, các binh sĩ Mỹ thường tới dự lễ tốt nghiệp của các học sinh. Ảnh: Getty

Khách du lịch có thể đến Panmunjom bằng tàu. Trong ảnh: Bên ngoài lối vào nhà ga Dorasan - điểm dừng cực bắc của hệ thống đường tàu Hàn Quốc. Ảnh: Getty

Khách du lịch tới tham quan các phòng họp được canh gác cẩn mật ở làng Panmunjom. Ảnh: Getty

Khách du lịch chụp ảnh ở Panmunjom. Ảnh: Getty

Camera an ninh chiếu các hình ảnh ở đường hầm thứ 3, một trong 4 đường hầm từng do Triều Tiên xây dựng để đưa quân vào Hàn Quốc. Khách du lịch có thể tới thăm khu vực này. Ảnh: New York Times

Đài quan sát ở Panmunjom cho phép khách du lịch quan sát về phía Triều Tiên. Ảnh: Getty

Các đồ lưu niệm được bán ở khu DMZ Ảnh: Getty

Là một trong những khu vực biên giới được vũ trang dày đặc nhất thế giới, DMZ được quân đội Hàn Quốc và Triều Tiên trang bị dày đặc bãi mìn, các hàng rào dây thép gai, hàng rào điện tử, camera trinh sát và các trạm kiểm soát quân sự. Ảnh: Getty

Hàn Quốc và Triều Tiên đều đặt đường dây nóng ở làng đình chiến Panmunjom để trao đổi trong trường hợp cần thiết. Ảnh: Getty