(Baonghean.vn) - Ngày nay, người miền núi ít săn bắn muông thú hơn. Nhưng cây nỏ vẫn được dùng thi đấu thể thao, làm quà biếu... Đó cũng là lý do để nghề chế tác nỏ vẫn còn tồn tại, dù số lượng người làm không nhiều nữa. Ảnh Hồ Phương Cả xã Bắc Sơn (Quỳ Hợp) giờ chỉ còn ông Lương Văn Vĩnh, bản Nguộc còn giữ nghề chế tác nỏ. Ảnh Hữu Vi Trong căn nhà sàn ông giờ vẫn lưu giữ khá nhiều những chiếc nỏ săn của người Thái. Trong ảnh là chiếc có được ông làm cách đây hơn 1 năm. Ảnh Hồ Phương Theo ông Vĩnh, nỏ của người Thái khác với những chiếc nỏ của người Mông, cánh thường dài và cách chế tác cũng đòi hỏi cầu kỳ hơn. Ảnh Hữu Vi Ngày trước, đàn ông Thái ai nấy đều săn thú thì làm nỏ là một nghề phụ cần thiết. Phải nói là cây nỏ cũng quan trọng như con dao, cái gùi. Hiện nay, người ta vẫn tìm về với cây nỏ. Dùng nỏ đi săn thì ít, chủ yếu người ta mua về bày trong nhà, làm quà biếu cho bạn bè và thi đấu trong các ngày hội thể thao. Ảnh Hồ Phương Mỗi cây nỏ là một sự kỹ lưỡng, ngay từ khâu chọn gỗ. Người Quỳ Hợp chọn gỗ “chà én” mọc trên núi cao làm thân nỏ. Cánh nỏ làm từ loại tre thân nhỏ nhưng dày. Ảnh Hữu Vi Gỗ và tre khi đốn về đều hong trên gác bếp. Khi cần thì hạ xuống chế tác nỏ. Ảnh Hữu Vi Những chiếc nỏ làm xong cũng được hong trên gác bếp. Đây là cách các nghệ nhân làm nỏ chống mối mọt và giữ cho chiếc nỏ được lâu bền. Ảnh Hồ Phương. Chế tác nỏ đòi hỏi độ chính xác rất cao. Rãnh nỏ thẳng, có độ sâu vừa đủ để đặt mũi tên. Hai bên rãnh nỏ phải cân xứng gần như tuyệt đối. Lỗ đặt lẫy nỏ cũng phải đục thật khéo để không ảnh hưởng đến việc kéo lẫy khi bắn tên. Cánh nỏ cũng là phần quan trọng bậc nhất để tạo ra tầm bắn và độ chính xác của nó. Ảnh Hồ Phương Chiếc lẫy nỏ thường được làm từ phần ngọn nhọn của sừng trâu. Ngày nay, người ta thay sừng trâu bằng gỗ. Ảnh Hữu Vi Mũi tên có thể nói chính là linh hồn của cây nỏ. Nó là biểu tượng cho tính cách của người vùng cao ngay thẳng và dứt khoát. Để có được một mũi tên có độ chính xác cao ở những tầm bắn khác nhau là điều không hề dễ dàng. Ảnh Hồ Phương Người Thái nói chung thường chọn cây cau rừng để làm mũi tên. Loại gỗ này tạo ra được những mũi tên không quá nhẹ lại có sức nặng vừa phải để có thể hướng tới mục tiêu tốt với độ chính xác tốt nhất. Ảnh Hữu Vi Hồ Phương - Hữu Vi