(Baonghean.vn) - Miền Tây Nghệ An không chỉ nổi danh với cảnh sắc núi non hùng vĩ, mà còn đầy thơ mộng với hàng ngàn chiếc guồng nước tưới ruộng mải miết quay quanh năm suốt tháng. Ảnh Sách Nguyễn.
images1849017_326a0659.jpgVùng Hoa Tiến xã Châu Tiến (Quỳ Châu) có hàng trăm chiếc guồng miệt mài xoay trên cánh đồng lúa nước. Đất Hoa Tiến còn nổi tiếng bởi những cô gái Thái xinh đẹp giỏi nghề dệt thổ cẩm. Ảnh: Hữu Vi.
Là vùng đất trồng lúa nước có truyền thống hàng trăm năm và phương pháp tưới ruộng bằng guồng nước đã gắn liền với cư dân đồng bào Thái sản xuất nông nghiệp từ bao đời nay. Ảnh: Hồ Phương.
Phương pháp có từ lâu đời và vẫn hữu hiệu cho đến ngày nay. Dù kỳ công và thường phải làm lại sau mỗi đợt lũ, nhưng đây là phương tiện tưới nước hữu hiệu và rẻ tiền, lại thân thiện với thiên nhiên của người miền núi. Ảnh: Hồ Phương.
Ra đời từ nhu cầu thủy lợi ở vùng cao, guồng nước (hay còn gọi là cọn nước) được làm ra nhằm tận dụng sức nước từ các dòng chảy tự nhiên để đưa nước lên cao, dẫn nước về các đồng ruộng và thôn bản. Được ví như một cỗ máy hoạt động suốt đêm ngày, guồng nước đã gánh vác một phần công việc nặng nhọc cho những người nông dân miền núi. Ảnh Hữu Vi.
Guồng nước được làm hoàn toàn từ tre nứa. Người bản tốn khá nhiều thời gian và công sức để có được chiếc guồng ưng ý. Ảnh Hồ Phương.
Cần đến khoảng 5 đến 10 người đàn ông với hai ngày công mỗi người có thể làm được một chiếc "máy bơm tự động" này. Ảnh: Hồ Phương.
Có những chiếc guồng có độ lớn khác nhau phụ thuộc vào ý đồ của người làm. Nếu bờ ruộng cao so với dòng khe, dòng sông thì cần những chiếc guồng lớn để đưa nước đó. Ảnh Hữu Vi.
Ngoài việc giúp đồng ruộng luôn duy trì nước tưới, thì những chiếc guồng còn là những điểm nhấn độc đáo cho không gian bản mường. Ảnh: Hồ Phương.
Bức tranh quê mướt xanh với cánh đồng lúa đương thì con gái, dòng suối trong veo, trên bờ cỏ, chú trâu thảnh thơi gặm cỏ, là một hình ảnh quen thuộc và nó trở nên đặc biệt hơn bởi những chiếc guồng mải miết quay ở phía xa. Ảnh: Hồ Phương.

Hồ Phương - Hữu Vi

TIN LIÊN QUAN