(Baonghean.vn)- Ở xã Nghi Đức, Nghi Ân, thành phố Vinh, nghề đào và chế biến rễ chay ăn trầu đã tồn có từ thời xa xưa. Hiện nay, nhiều người dân vẫn bám trụ với nghề dù cây chay ở đây không còn nhiều và nhu cầu ăn trầu cũng không lớn như ngày xưa.
Ông Nguyễn Văn Chương, 56 tuổi, ở xóm 16 xã Nghi Đức là một trong số rất ít người còn theo đuổi nghề đào rễ chay. Ông Chương tìm đến các gia đình có cây chay để mua rễ. Sau hơn 1 ngày đào bới, lần theo từng khúc rễ của cây chay hàng chục năm tuổi, ông Chương bắt đầu bước sang giai đoạn khai thác rễ. Dùng dao đánh dấu các khúc rễ cần bóc của cây chay. Sau đó tỉ mỉ bóc từng thớ vỏ. Phút nghỉ ngơi của người thợ đào chay. Sau một thời gian đào bới, bóc tách kỹ càng phần vỏ, các cây chay đều trơ rễ trắng và thường bị đốn hạ. Điều này khiến cho các cây chay trong vườn nhà dân ít dần, nghề đào rễ chay cũng ngày càng mai một. Sau khi cây chay bị đốn hạ, nhiều cụ bà ăn trầu cũng đến để cạo vỏ chay. Rễ chay được rửa kỹ đất, phơi nắng và phục vụ nhu cầu ăn trầu của người dân. Nguyên Khoa