Theo thông báo của Cục Thú y, trong 3 tháng đầu năm 2020, diện tích nuôi trồng thủy sản cả nước bị dịch bệnh là 1.224,2 ha, tăng 8,72% so với cùng kỳ năm 2019.
Một số bệnh thường gặp trên tôm là: Hoại tử gan tụy cấp tính (301,84 ha), Đốm trắng (522 ha), Hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô (25,27 ha), và một số diện tích bị bệnh Vi bào tử trùng. Ngoài ra, bệnh DIV1 (Decapod iridescent virus 1) gây thiệt hại cho ngành nuôi tôm tại Trung Quốc trong những năm gần đây, hiện nay chưa có thông tin bệnh này xuất hiện tại Việt Nam.
Trên địa bàn tỉnh Nghệ An, từ đầu năm đến nay diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại là: 14,8 ha nuôi ngao và 43,27 ha nuôi tôm; trong đó tôm nuôi bị bệnh: Hoại tử gan tụy cấp tính (7,32 ha), đốm trắng (33,34 ha), do môi trường (2,61 ha).
bna_tom_1227820_23122019.jpgThu hoạch tôm trên địa bàn xã Diễn Trung (Diễn Châu). Ảnh: Xuân Hoàng
Ngoài các nguyên nhân khách quan do tác động bất lợi của môi trường, biến đổi khí hậu, còn có các nguyên nhân chủ quan: Nhiều hộ nuôi thả giống không theo lịch mùa vụ thả giống của Sở Nông nghiệp và PTNT; Việc xử lý nguồn nước trước khi thả giống không đảm bảo; Ao nuôi bị bệnh của vụ nuôi trước không xét nghiệm bệnh để xác định sự tồn tại của mầm bệnh, vì vậy mầm bệnh tồn lưu trong môi trường mà vẫn tiếp tục thả giống; Sự lây lan dịch bệnh từ hộ này sang hộ khác do tác nhân truyền bệnh là con người, vật chủ trung gian. Còn có nguyên nhân người nuôi trồng không tự giác khai báo khi có dịch xảy ra, do đó Trạm Chăn nuôi và Thú y cấp huyện không biết để báo cáo lên cấp trên để kịp thời có giải pháp chống dịch, hạn chế sự lây lan dịch bệnh...
Để thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản theo quy định của Luật Thú y, UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành cấp tỉnh thực hiện tốt một số nội dung sau:
Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn triển khai đồng bộ, có hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản theo các Quyết định của UBND tỉnh.
Phòng Nông nghiệp, Phòng Kinh tế phối hợp Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp, Trạm Chăn nuôi và Thú y cấp huyện tham mưu công tác chỉ đạo, tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh thủy sản.
Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp, Trạm Chăn nuôi và Thú y cấp huyện phân công cán bộ phụ trách điểm, xã, thường xuyên xuống cơ sở để hướng dẫn, đốc thúc, kiểm tra tình hình nuôi, môi trường, dịch bệnh và triển khai các giải pháp phòng, chống dịch.

Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất, ương gieo giống thủy sản lớn: Xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh theo hướng dẫn tại Thông tư số 14/2016/TTBNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.
Nội dung văn bản.

Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn bố trí cán bộ có chuyên môn về thủy sản, thú y thực hiện, tham mưu nhiệm vụ nuôi trồng thủy sản, phòng chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn.

Phối hợp với cơ quan chuyên môn (Chi cục Thủy sản, Chi cục Chăn nuôi và Thú y) thực hiện quan trắc môi trường, giám sát dịch bệnh. 
Xử lý nghiêm các trường hợp có tính phát tán nguồn bệnh ra môi trường, không tuân thủ quy trình, hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh của cơ quan thú y.
Chỉ đạo thực hiện công tác khơi thông kênh, mương đảm bảo việc cấp nước, thoát nước.
Thực hiện báo cáo dịch bệnh đột xuất, định kỳ và hoàn thành hồ sơ cấp, phát hóa chất chống dịch theo quy định.
Đối với các xã, phường, thị trấn đang có dịch bệnh thủy sản: Huy động nguồn lực để khử trùng môi trường tại kênh cấp, kênh thoát. Xử lý ổ dịch nhanh gọn không để dịch phát sinh, lây lan.
Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh rà soát, bổ sung nguồn hóa chất dự phòng của tỉnh để chủ động ứng phó sự cố do dịch bệnh.
Nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Hủa Na (Quế Phong). Ảnh: Xuân Hoàng
Chi cục Thủy sản quản lý tốt chất lượng giống thủy sản trên địa bàn tỉnh. Tăng cường tổ chức quan trắc, cảnh báo môi trường, lấy mẫu tại các nguồn nước cấp tại các vùng nuôi trọng điểm để kịp thời cảnh báo, ứng phó trước tình hình xâm nhập mặn, biến đổi khí hậu bất thường, góp phần hạn chế thiệt hại gây ra đồng thời hỗ trợ cho việc nâng cao hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh tại các địa phương.
Đánh giá, tham mưu phát triển các đối tượng nuôi gắn với đặc điểm tự nhiên của các vùng, miền.
Tổ chức thanh tra, kiểm tra, chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật trong nuôi trồng thủy sản.
Chi cục Chăn nuôi và Thú y chuẩn bị đầy đủ vật tư, hóa chất để kịp thời xử lý ổ dịch khi dịch xảy ra. Phối hợp với UBND các huyện, thành, thị triển khai tốt công tác thú y thủy sản theo quy định của Luật Thú y và các quy định hiện hành.
Thực hiện nghiêm công tác kiểm dịch thủy sản vận chuyển ra khỏi địa bàn tỉnh, chú trọng kiểm tra, giám sát dịch bệnh, giống thủy sản thả nuôi trên địa bàn tỉnh.
Tổ chức thu mẫu giám sát dịch bệnh thủy sản, cảnh báo kịp thời cho người dân, từ đó đưa ra các giải pháp phòng bệnh, hạn chế thấp nhất thiệt hại do bệnh gây ra.
Tăng cường kiểm tra chất lượng thuốc thú y thủy sản trên địa bàn, đảm bảo sản phẩm an toàn, chất lượng đến tay người dùng.