Gia đình anh Nguyễn Văn Cà ở khối 3 thị trấn Hưng Nguyên có 3 sào lúa thì cả 3 sào hiện đã bị bệnh đạo ôn gây hại.
Anh Cà cho biết: Chỉ mấy ngày không ra thăm đồng, đến ngày mùng 7/3, anh tá hỏa khi thấy ruộng lúa đã trụi lá, cây lúa vàng úa và còi cọc. Anh vội ra đại lý mua thuốc về phun, đến nay đã cơ bản lúa khỏi các triệu chứng, nhưng anh vẫn phải thường xuyên ra kiểm tra, đồng thời chăm sóc để cây lúa phục hồi và phát triển.
Ông Nguyễn Viết Hùng, Trưởng Trạm trồng trọt và BVTV huyện Hưng Nguyên cho biết: Bệnh đạo ôn hại lúa đã phát sinh, gây hại từ trung tuần tháng 2 trên các trà lúa sớm và trà chính vụ, chủ yếu trên các giống như IR1820, Xi 23, X33, P6. Cục bộ tại một số vùng của các xã như Hưng Lợi, Hưng Châu, Hưng Nhân, Hưng Thịnh ... trong đó cá biệt có ổ bệnh từ 20-25% số lá bị bệnh.
“Hiện tại sau đợt chăm bón lần 1, cây lúa phát triển nhanh, kết hợp với điều kiện thời tiết thuận lợi cho bệnh lây lan, gây hại ra diện rộng trên các giống lúa như IR1820, Xi 23, X33, P6, AC5, NA 6, TBR 225, Nếp các loại; đến ngày 14/3 tổng diện tích bị bệnh toàn huyện là 478 ha,trong đó nặng 48ha; đã phòng trừ trên 550ha, trong đó có 30 ha đã phun lần 2", ông Nguyễn Viết Hùng cho hay.
Hiện nay, trà lúa vụ xuân sớm đang ở giai đoạn đẻ nhánh rộ - cuối đẻ nhánh, trà chính vụ giai đoạn đẻ nhánh và trà muộn ở giai đoạn bén rễ hồi xanh - đầu đẻ nhánh. Nhìn chung các trà lúa sinh trưởng phát triển tốt.
Tuy nhiên, bệnh đạo ôn lá đã phát sinh gây hại trên tổng diện tích 722 ha, trong đó có 64,8 ha nhiễm nặng với tỷ lệ lá bị bệnh nơi cao 15-20%, cá biệt 50 -70% tại Hưng Nguyên, TP. Vinh.
Theo ông Trịnh Thạch Lam, Trưởng phòng BVTV, Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh, thời gian tới điều kiện thời tiếtấmdần, xen kẽ các đợt không khí lạnh kèm theo mưa,độ ẩm không khí cao là điều kiện rất thuận lợi cho bệnh đạo ôn látiếp tụcphát sinh, lây lan gâynặng trên diện rộng,đặc biệt trên những chân đất cát pha, thịt nhẹ, vùng bán sơn địa, gieocấy cácgiốnghàng nămthườngcó mức độ nhiễm caonhư Xi23, IR1820, Xi30, BC15, AC5, P6, BTE1, Thiên ưu 8.
“Trên những diện tích lúa đã nhiễm bệnh, điều kiện thời tiết thuận lợi cho bệnh phát sinh gây hại cần tạm dừng ngay việc bón thúc đạm, giữ đủ nước trên ruộng và tiến hành phòng trừ bằng một trong các loại thuốc có hoạt chất theo hướng dẫn của cơ quan chức năng theo lượng khuyến cáo. Nếu bệnh vẫn tiếp tục phát sinh cần phun lại lần 2 sau phun lần 1 từ 5 - 7 ngày, khi bệnh ngừng phát triển mới tiến hành chăm bón trở lại. Cần lưu ý, tuyệt đối không sử dụng các loại phân bón qua lá trên những ruộng bệnh đang phát sinh gây hại’, ông Trịnh Thạch Lam khuyến cáo.