Đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu: Xác định xây dựng NTM là một chương trình trọng tâm để phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, tỉnh Nghệ An đã chủ động, hành động quyết liệt, huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, phát huy tinh thần thi đua, yêu nước, phát huy vai trò chủ thể của người dân để xây dựng NTM. Đến nay, chương trình xây dựng NTM của Nghệ An đạt được kết quả khá toàn diện, ngày càng đi vào chiều sâu với nhiều dấu ấn rõ nét.
Kết quả, đến tháng 8/2020, tổng số xã đạt chuẩn NTM của Nghệ An là 246/411 xã, đạt 59,85%. Có 4 đơn vị cấp huyện: Thị xã Thái Hòa, thành phố Vinh, huyện Nam Đàn, huyện Yên Thành hoàn thành nhiệm vụ, đạt chuẩn nông thôn mới cấp huyện.
Từ năm 2016 đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng, nâng cấp được 2.613 km đường giao thông nông thôn các loại, với kinh phí 2.508 tỷ đồng, nâng tổng số đã xây dựng, nâng cấp được từ năm 2011 đến nay lên 10.160,4 km, với tổng kinh phí 13.071,19 tỷ đồng. Đến nay, cả tỉnh đã có 298/411 xã đạt tiêu chí số 2 về giao thông, đạt 72,51%.
Kênh mương thủy lợi trên toàn tỉnh được kiên cố hóa thêm 385 km, xây dựng thêm được 1.629,5 km hệ thống đường điện các loại. Về trường học, bằng vốn nhân dân đóng góp và lồng ghép các chương trình, giai đoạn 2016 - 2020 đã xây dựng mới thêm 112 trường, nâng tổng số trường học đã xây dựng được lên 289 trường; 5 năm qua chương trình NTM cũng đã xây dựng, nâng cấp được thêm 78 chợ nông thôn.
Về nông nghiệp, toàn tỉnh tập trung thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp với trọng tâm nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích, đầu tư khoa học và công nghệ, nông nghiệp công nghệ cao, chú trọng đối tượng nuôi chủ lực, các mô hình mới.
Giai đoạn 2016 - 2020, chương trình NTM đã hỗ trợ xây dựng được gần 1.500 mô hình, trong đó, có gần 1/3 mô hình đạt hiệu quả cao, có tính nhân rộng. Điển hình mô hình sản xuất có ứng dụng công nghệ ở huyện Nam Đàn như: Mô hình rau màu tại các xã Nam Anh, Nam Xuân; mô hình trồng cây ăn quả sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt tại các xã Nam Lộc, Nam Thanh; mô hình nuôi dê sinh sản tại các xã Nam Hưng, Nam Thái, Nam Nghĩa, Nam Thượng, Nam Lộc, Nam Thanh; mô hình nuôi gà ác liên kết tại xã Nam Nghĩa;...
Đặc biệt, đã xây dựng được một số mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sản xuất rau, củ, quả trong nhà lưới tại các xã Nam Anh, Nam Phúc, Kim Liên, Hùng Tiến, Nam Cát (Nam Đàn), Nghi Liên (TP. Vinh)...; mô hình chuỗi liên kết chăn nuôi, tiêu thụ sản phẩm gà ở huyện Thanh Chương, sản xuất rau an toàn trong nhà lưới của huyện Đô Lương, thị xã Hoàng Mai, thành phố Vinh; sản xuất rau, củ, quả theo tiêu chuẩn VietGAP của huyện Nghi Lộc; nuôi lợn đen của huyện Quế Phong; nuôi bò sinh sản của huyện Con Cuông; nuôi gà VietGAP tại huyện Yên Thành; xử lý rác thải tại xã Hạnh Lâm (Thanh Chương), xã Tân Hương (Tân Kỳ); xây dựng vườn chuẩn tại xã Kim Liên (Nam Đàn), xã Trung Sơn (Đô Lương)…
Ở cơ sở, vai trò của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới được phát huy, bàn bạc dân chủ, người dân thực sự được biết, bàn và làm. Môi trường cảnh quan xanh, đẹp ngày càng được bảo vệ và tôn tạo. Các giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc, các vùng, miền được bảo tồn, phát huy giá trị.
Đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu:Năm 2020, phấn đấu toàn tỉnh có thêm 36 xã đạt chuẩn NTM, nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM của toàn tỉnh lên 282 xã, tương đương 68,6% số xã toàn tỉnh. Các xã được công nhận đạt chuẩn NTM tiếp tục phấn đấu đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu; nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn; tạo nhiều mô hình sản xuất gắn với việc làm ổn định cho nhân dân, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn phấn đấu đến hết năm 2020 đạt 32 triệu đồng/năm trở lên. Duy trì, phấn đấu giữ vững và nâng cao chất lượng chỉ tiêu về số tiêu chí, bình quân chung cả tỉnh đạt 16,5 tiêu chí/xã trở lên.
P.V: Giai đoạn 2020 - 2025, xây dựng NTM sẽ có những bước ngoặt mới, trong đó, chú trọng thực chất hơn, bền vững hơn. Xin đồng chí cho biết, Nghệ An đã và đang có những mục tiêu và bước chuẩn bị như thế nào?
Đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu: Năm 2020, được xác định là năm bản lề của Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới. Đây là thời điểm để đánh giá lại những gì đã thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2020 và chuẩn bị cho giai đoạn mới 2021 - 2025, Trung ương sẽ có các đề án lớn để triển khai trong toàn quốc, sẽ xây dựng Bộ Tiêu chí Quốc gia về NTM giai đoạn 2021 - 2025.
Chú trọng phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập người dân, xây dựng các mô hình sản xuất theo hướng bền vững ứng phó với biến đổi khí hậu. Đẩy nhanh tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, Chú trọng ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất; xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và nhân rộng mô hình kinh tế hiệu quả tại các địa phương. Đẩy mạnh thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP).
Các địa phương, đơn vị nâng cao vai trò, trách nhiệm cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là vai trò người đứng đầu trong xây đựng nông thôn mới. Nội dung xây dựng NTM phải trở thành nhiệm vụ chính trị của địa phương và của các cơ quan có liên quan.
Đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu: Đến nay toàn tỉnh đã có 246/411 xã đạt chuẩn NTM, tuy nhiên, chỉ có 73/246 xã đạt chuẩn thuộc các huyện miền núi. Để có thể rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các vùng, miền, trong thời gian tới tỉnh sẽ tập trung thực hiện tốt các giải pháp sau:
Thứ nhất: Cần tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền sâu rộng để nâng cao nhận thức trong Đảng, hệ thống chính trị và cộng đồng dân cư về mục đích yêu cầu, nội dung, phương pháp và tổ chức thực hiện chương trình NTM, nhất là đối với bà con nhân dân các xã miền núi đặc biệt khó khăn.
Thứ hai: Xác định việc thực hiện mô hình phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân là tiền đề và cốt lõi nên các cấp, các ngành cần có cách làm chủ động, sáng tạo, phù hợp, tận dụng các lợi thế về nguồn lực của các địa phương, nhất là nguồn lực con người.
Thứ tư: Tiếp tục tập trung đẩy mạnh phong trào xây dựng NTM cấp thôn, bản tại các huyện miền núi, xác định đây là nội dung quan trọng để tiến tới xây dựng xã đạt chuẩn NTM./.