Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 2190/QĐ - TTg/2009, trong đó xác định cảng Đông Hồi là bến cảng chuyên dùng và đã được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt quy hoạch.

Phạm vi quy hoạch khu bến cảng có diện tích 1.096,7 ha (bao gồm cả khu đất và khu nước) với tổng khái toán kinh phí giai đoạn đến năm 2015 là 10.574 tỷ đồng, giai đoạn đến năm 2020 là 16.555 tỷ đồng, trong đó có hạng mục đê chắn sóng và luồng tàu.

Nguồn vốn đầu tư cảng chủ yếu sử dụng nguồn vốn tự huy động của Chủ đầu tư Khu công nghiệp Đông Hồi, vốn huy động của các cơ quan, doanh nghiệp tham gia đầu tư, hoạt động tại Khu công nghiệp, cùng các nguồn vốn huy động khác.

bna_quy_hoach_cang3149992_17102018.jpgQuy hoạch cảng Đông Hồi. Ảnh tư liệu
Hiện tại đã có các nhà đầu tư vào nghiên cứu xây dựng các bến cảng phục vụ các nhà máy tại Khu bến cảng như Tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam, Tổng Công ty công nghiệp xi măng Việt Nam, Công ty TNHH Thanh Thành Đạt. Nghệ An cũng đang tích cực thu hút nhà máy sản xuất ô tô có quy mô trước mắt là 50.000 chiếc năm từ tập đoàn Mitsubishi và phía nhà đầu tư cũng đề nghị địa phương đầu tư cảng để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Bởi vậy việc đầu tư hạng mục đê chắn sóng và nạo vét luồng tàu cảng Đông Hồi rất cần thiết để phát triển công nghiệp Đông Hồi và Khu công nghiệp Hoàng Mai Nghệ An.

Sản xuất tôn thép tại nhà máy Hoa Sen - Hoàng Mai. Ảnh: C.L
Được biết, dự án đê chắn sóng và dự án nạo vét luồng tàu cảng Đông Hồi, Hoàng Mai có tổng mức đầu tư 6.453 tỷ đồng, trong đó dự án đê chắn sóng cảng Đông Hồi có tổng mức đầu tư 2.295 tỷ đồng.

Nghệ An cũng đang đề nghị Chính phủ chuyển đổi chức năng cảng Đông Hồi là cảng chuyên dùng sang cảng tổng hợp để phục vụ cho nhiều nhà máy khác như nhà máy tôn Hoa Sen, nhà máy sữa TH, nhà máy nước hoa quả Núi Tiên, nhà máy gỗ MDF Anh Sơn (đang xây dựng)...