* Cuộc thi Olympic môn tiếng Nga, Toán học, Vật lý, Tin học được tổ chức nhân kỷ niệm Ngày ngôn ngữ Nga do Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội tổ chức. Trong đó, riêng Olympic Toán học, Tin học, Vật lý dành cho học sinh lớp 12 trên toàn quốc. Trải qua 2 vòng thi sơ loại và chung kết được tổ chức cuối tháng 3 và đầu tháng 4, em Nguyễn Trọng Hưng đã xuất sắc giành giải Nhất ở Cuộc thi Olympic Vật lý và cũng là thí sinh không chuyên duy nhất giành được giải Nhất này. Đây cũng là lần đầu tiên Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng có học sinh tham gia và giành giải cao nhất.

bna_hung_cung_gia_dinh_tai_le_trao_giai_anh_nvcc7488765_762020.jpegNguyễn Trọng Hưng cùng gia đình tại lễ trao giải. Ảnh: NVCC.

* Sáng 7/6, tại Khu Di tích mộ Bà Hoàng Thị Loan (xã Nam Giang, huyện Nam Đàn), Tỉnh đoàn phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tỉnh và các đơn vị liên quan tổ chức Lễ phát động phòng, chống cháy rừng, phát quang đường băng cản lửa, thu gom thực bì đợt 1, năm 2020. 

Sau lễ phát động, hơn 400 đoàn viên, thanh niên đã thực hiện phát quang thực bì tại dãy núi Đại Huệ.

Hơn 400 đoàn viên, thanh niên tiến hành phát quang đường băng cản lửa, thu gom thực bì tại dãy núi Đại Huệ (huyện Nam Đàn) sau lễ phát động. Ảnh: Phú Nam

Trên lĩnh vực kinh tế, thông tin đáng chú ý nhất là việc giá lợn đen ở miền Tây Nghệ Ancó giá cao chưa từng có. Theo đó, giống lợn đen đang được nuôi tại các huyện vùng cao của hiện có giá từ 130.000 - 170.000 đồng/kg. Nguyên nhân của việc giá vật nuôi này tăng cao được xác định là do khan hiếm con giống, người dân gặp khó khăn trong việc tái đàn. Sâu xa là do những tác động của dịch tả lợn châu Phi trong thời gian qua.

Lợn đen vùng cao hiện đang được bán với giá cao chưa từng có, từ 130.000 - 170.000 đồng/kg. Ảnh:Quang An

* Sáng 7/6, tại đập Bara Đô Lương xảy ra sự cố sập khoang số 10 và khoang số 11. Đây là sự cố nghiêm trọng, gây nên hiện tượng tụt mực nước đầu kênh dẫn dòng, dẫn đến không đủ lượng nước theo yêu cầu chảy vào kênh chính, nước vào hệ thống Thủy lợi Bắc bị thiếu hụt từ 50 - 70%, gây khô hạn vùng Yên Thành, Quỳnh Lưu và Diễn Châu, với tổng diện tích khoảng 20.000 ha lúa đã gieo cấy bị ảnh hưởng, trong thời điểm nhu cầu sử dụng nước hiện rất cao.  

Đơn vị thi công đang tập trung máy móc và nhân lực 24/24h để khắc phục sự cố . Ảnh: Phú Hương

* Những ngày cao điểm nắng nóng, người dân toàn tỉnh khốn đốn vì nhiệt độ tăng cao, nguồn nước sinh hoạt, sản xuất cạn kiệt.

Ở bản Cửa Rào, xã biên giới Môn Sơn (Con Cuông), 35 hộ dân tộc người Đan Lai nơi đây thiếu nước trầm trọng. Thậm chí, theo ghi nhận của phóng viên Báo Nghệ An, có những người già ở bản đã 5 ngày rồi không có nước để tắm, bởi muốn lấy được nước phải đi 3 km vào sâu trong khe mới có.

Trong bối cảnh thời tiết tiếp tục diễn biến khắc nghiệt, người dân tìm nhiều cách để tránh nóng, trong đó có những hành vi tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao. Tại huyện Đô Lương, mỗi ngày có hàng trăm người tập trung về cầu Mụ Bà, ở xã Đông Sơn bơi lội, nhảy cầu, bất chấp cảnh báo nguy hiểm.  

Bất chấp cảnh báo, thanh, thiếu nhiên vẫn nhảy cầu, nhào lộn trên cống Mụ Bà với độ cao từ 7 - 10 m. Ảnh: Huy Thư

Trong khi đó, tại xã Nghĩa Đức, huyện Nghĩa Đàn, một nam sinh lớp 10 bị đuối nước khi đi tắm cùng bạn ở hồ Khe Đá. Còn ở thành phố Vinh, vào rạng sáng 7/6, một quán Pub tại địa chỉ số 78, đường Lý Thường Kiệt, phường Lê Lợi đã bất ngờ bốc cháy dữ dội. Nắng nóng đã làm đảo lộn nếp sinh hoạt của người dân, đe dọa đến sự an toàn của đời sống, nhất là nguy cơ hỏa hoạn.